Danh mục

Cây thuốc vị thuốc Đông y – KHIẾM THỰC BẮC

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.25 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

KHIẾM THỰC BẮC (芡 實) Semen euryalesTên khác: Kê đầu thực.Tên khoa học: Euryale ferox Salisb., họ Súng (Nymphaeaceae).Mô tả:Cây: Là một loại cây mọc ở đầm ao, sống hàng năm, lá hình tròn rộng, nổi trên mặt nước, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím. Mùa hạ, cành mang hoa trồi lên trên mặt nước, đầu cành có một hoa sáng nở chiều héo. Quả hình cầu, là chất xốp màu tím hồng bẩn, mặt ngoài có gai, đỉnh còn đài sót lại, hạt chắc, hình cầu, màu đen. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y – KHIẾM THỰC BẮC Cây thuốc vị thuốc Đông y – KHIẾM THỰC BẮC Vị thuốc Khiếm thựcKHIẾM THỰC BẮC (芡 實)Semen euryalesTên khác: Kê đầu thực.Tên khoa học: Euryale ferox Salisb., họ Súng (Nymphaeaceae).Mô tả:Cây: Là một loại cây mọc ở đầm ao, sống hàng năm, lá hình tròn rộng, nổi trênmặt nước, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím. Mùa hạ, cành mang hoa trồi lêntrên mặt nước, đầu cành có một hoa sáng nở chiều héo. Quả hình cầu, là chất xốpmàu tím hồng bẩn, mặt ngoài có gai, đỉnh còn đài sót lại, hạt chắc, hình cầu, màuđen.Dược liệu: Hình cầu, phần lớn là hạt vỡ. Hạt hoàn chỉnh đường kính 5 - 8 mm. Vỏhạt màu đỏ nâu, một đầu màu trắng vàng, chiếm độ 1/3 hạt, có vết lõm rốn hạtdạng điểm. Khi bỏ vỏ lụa hạt sẽ hiện màu trắng, chất tương đối cứng. Mặt gẫymàu trắng, chất bột. Không mùi, vị nhạt.Bộ phận dùng: Nhân hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Khiếm thực(Semen euryales).Phân bố: Cây được trồng trong các ao đầm của Trung Quốc giáp giới Việt namnhư Quảng đông, Quảng tây và Vân nam, nước ta chưa thấy cây này. Vị thuốcphải nhập hoàn toàn.Thu hái: Vào tháng 9,10 quả chín hái về xay vỡ, sẩy lấy hạt rồi xay bỏ vỏ hạt lấynhân làm thuốc.Thành phần hoá học: Hydratcarbon, protein, lipid, vitamin C.Công năng: Bổ tỳ, ích thận, chỉ tả, sáp tinh.Công dụng: Chữa di tinh, đái đục, bạch đới, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện không nínđược.Cách dùng, liều lượng: Ngày 9 - 15g, dạng thuốc sắc, hoàn tán.Bào chế:+ Dùng hạt khô sống hoặc sao.+ Khiếm thực sao: Lấy cám rang nóng đợi lúc khói bay lên, cho Khiếm thực sạchvào, sao cho tới màu hơi vàng, lấy ra sàng bỏ cám, để nguội (10 kg Khiếm thựccần 1 kg cám).Bài thuốc:1. Trị tiêu chảy trẻ em do tỳ hư: Bài Sâm linh Bạch truật tán gia giảm: Sơn dược,Khiếm thực, Đảng sâm, Bạch linh, Ý dĩ nhân, Trần bì đều 10g, Bạch truật, Trạchtả, Thần khúc đều 6g, Cam thảo 3g, sắc uống.2. Trị di mộng tinh, thần kinh suy nhược, hoạt tinh, lỵ mãn tính, viêm ruột mãntính: dùng bài Thủy lục đơn: Khiếm thực và Kim anh tử hai vị bằng nhau, tán nhỏ,thêm mật làm thành viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3-5 g. Uống với nước nóng.3. Trị chứng bạch đới do thấp nhiệt:+ Dị hoàng tán: Khiếm thực, Bạch quả, Xa tiền tử đều 10g, Sơn dược 15g, Hoàngbá 6g, sắc uống hoặc làm thuốc tán.+ Phàn thanh hoàn: Khiếm thực, Bạch linh lượng vừa đủ tán bột mịn luyện mậtlàm hoàn, mỗi lần uống 10g với nước muối nhạt.4. Trị tiểu đường: Khiếm thực 30g, gan heo 80 - 120g nấu chung ăn.Kiêng kỵ: Đại tiện táo bón, tiểu tiện bí không nên dùng.Chú ý: Trên thị trường có vị thuốc Khiếm thực nam là rễ củ phơi khô của cây củsúng nhỏ (Nymphaea stellata Wild.), họ Súng (Nymphaeaceae). Cây có nhiều ởcác vùng ao hồ nước ta. Công dụng như Khiếm thực Bắc.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: