Danh mục

Cây thuốc vị thuốc Đông y - BẠCH TRUẬT

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.48 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên khác: Sơn kế, Dương bão kếTên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz., họ Cúc (Asteraceae).Mô tả:Cây: Cây thảo cao 40-60cm, sống nhiều năm. Rễ thành củ mập, có vỏ ngoài màu vàng xám. Lá mọc so le, mép khía răng, lá ở gốc có cuống dài, xẻ 3 thuỳ; lá gần cụm hoa có cuống ngắn, không chia thuỳ. Cụm hoa hình đầu, ở ngọn; hoa nhỏ màu tím. Quả bế có túm lông dài. Mùa hoa quả tháng 8-10.Dược liệu : Thân rễ to (quen gọi là củ) có hình dạng thay đổi, hình chùy có nhiều mấu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y - BẠCH TRUẬT Cây thuốc vị thuốc Đông y - BẠCH TRUẬTBẠCH TRUẬT (白术)Rhizoma Atractylodes macrocephalaeTên khác: Sơn kế, Dương bão kếTên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz., họ Cúc (Asteraceae).Mô tả:Cây: Cây thảo cao 40-60cm, sống nhiều năm. Rễ thành củ mập, có vỏ ngoài màuvàng xám. Lá mọc so le, mép khía răng, lá ở gốc có cuống dài, xẻ 3 thuỳ; lá gầncụm hoa có cuống ngắn, không chia thuỳ. Cụm hoa hình đầu, ở ngọn; hoa nhỏmàu tím. Quả bế có túm lông dài. Mùa hoa quả tháng 8-10.Dược liệu : Thân rễ to (quen gọi là củ) có hình dạng thay đổi, hình chùy có nhiềumấu phình ra, phía trên thót nhỏ, hoặc từng khúc mập, nạc, dài 5 - 10 cm, đườngkính 2 - 5 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt hoặc xám, có nhiều mấu, có vân hình hoacúc, có nhiều nếp nhăn dọc. Chất cứng, khó bẻ gãy, mặt cắt không bằng, có màuvàng đến nâu nhạt, rải rác có khoang chứa tinh dầu màu nâu vàng, mùi thơm nhẹ.Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô của cây Bạch truật (Atractylodes macrocephalaKoidz., họ Cúc (Asteraceae).Phân bố: Cây có di thực vào nước ta. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.Thu hái: Cây đã trồng 2 - 3 năm, khi lá ở gốc cây đã khô vàng, đào lấy thân rễ,rửa sạch đất, bỏ rễ con, phơi hay sấy nhẹ cho khô.Tác dụng dược lý: Bạch truật có tác dụng điều tiết hướng đôi đối với họat độngcủa ruột, lúc ruột hưng phấn có tác dụng ức chế, mà lúc ruột ức chế có tác dụnghưng phấn; có tác dụng phòng trị bao tử lóet thực nghiệm, có tác dụng cườngtráng; có thể xúc tiến tăng gia thể trọng của chuột con; có thể xúc tiến hợp th ànhalbumin ruột non rõ rệt; có thể xúc tiến công năng miễn dịch tế bào; có tác dụngtăng bạch cầu nhất định; còn có khả nang bảo vệ gan, lợi mật, lợi tiểu, giángđường huyết, chống đông máu, kháng khuẩn, chống khối u. Dầu bay h ơi Bạchtruật có tác dụng trấn tĩnh (Trung dược học).Thành phần hóa học: Tinh dầu (1%), trong đó chủ yếu là atractylol và atractylon,atractylenolid I, II và III, endesmol và vitamin A.Công năng: Kiện tỳ, ích khí, táo thấp, lợi thủy, chỉ đạo hãn, an thaiCông dụng: Tỳ hư ăn kém, bụng trướng tiêu chảy, đàm ẩm, chóng mặt đánh trốngngực, thủy thũng, mồ hôi trộm, động thai.Bào chế: Bạch truật đã loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, làmkhô.Thổ Bạch truật: Lấy Bạch truật phiến, dùng bột mịn phục long can (đất lòngbếp) sao đến khi mặt ngoài có màu đất, rây bỏ đất, cứ 100 kg Bạch truật phiếndùng 20 kg bột mịn phục long can. Sao Bạch truật: Lấy cám mật chích, cho vàotrong nồi nóng khi khói bốc lên, cho Bạch truật phiến vào sao cho đến khi có màuvàng sém, có mùi thơm cháy, lấy ra rây bỏ cám mật chích, cứ 100 kg Bạch truậtphiến dùng 40 kg cám mật chích.Cách dùng, liều lượng: 10 - 20g mỗi ngày. Dạng thuốc sắc.Bài thuốc:1. Thuốc bổ và chữa dị ứng: Bạch truật 6kg cho ngập nước vào nồi đất hay đồsành, đồ sắt tráng men, nấu cạn còn một nửa, gạn lấy nước, thêm nước mới, làmnhư vậy 3 lần. Trộn 3 nước lại cô đặc thành cao. Ngày uống 2-3 thìa cao này.2. Viêm gan nhiễm trùng: Bạch truật 9g. Nhân trần 30g, Trạch tả 9g. Dành dành9g. Phục linh 12g, nước 450ml sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.3. Viêm dạ dày cấp và mạn tính, bệnh về máu: Bạch truật 6g. Trần bì 4,5g, Toantáo nhân 3g. Hậu phác 4,5g. Gừng 3g, Cam thảo 1,5g nước 600ml, sắc, sau đó lọc,chia làm 3 lần uống trong ngày.Kiêng kỵ: Đau bụng do âm hư, nhiệt trướng, đại tiện táo, khát nước, không dùng.Ghi chú: Trên thị trường nước ta có vị thuốc mang tên Bạch truật nam hay Truậtnam thường đã thái phiến mầu trắng. Đó là thân rễ của cây Gynura pseudochinaDC., họ Cúc (Asteraceae). Vị thuốc này để nguyên còn gọi là Thổ tam thất.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: