Danh mục

Cây thuốc vị thuốc Đông y - CHÈ DÂY & CÂY XUÂN HOA

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.96 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên khác: Cây Hoàn ngọc, Cây con khỉ.Tên khoa học: Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk, họ Ô rô (Acanthaceae).Mô tả: Cây có thể mọc cao từ 1-2m sống lâu năm, thân cây xanh màu tím lục, khi già chuyển thành màu nâu, phân ra nhiều nhánh, lá mọc đối diện có hình mũi mác, dài từ 12-15cm, rộng 3,5-5cm, nếp lá nguyên, cuống lá dài 1-2,5cm, cụm hoa dài 10-16cm. Hoa mọc ở kẽ lá hoặc ở đầu cành. Hoa lưỡng tính, không đều.Bộ phận dùng: LáPhân bố: Cây Xuân hoa mọc hoang ở nhiều nơi, được coi là cây...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y - CHÈ DÂY & CÂY XUÂN HOA Cây thuốc vị thuốc Đông y - CHÈ DÂY & CÂY XUÂN HOACÂY XUÂN HOACây Xuân hoaCành Xuân hoaCÂY XUÂN HOATên khác: Cây Hoàn ngọc, Cây con khỉ.Tên khoa học: Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk, họ Ô rô(Acanthaceae).Mô tả: Cây có thể mọc cao từ 1-2m sống lâu năm, thân cây xanh màu tím lục, khigià chuyển thành màu nâu, phân ra nhiều nhánh, lá mọc đối diện có hình mũi mác,dài từ 12-15cm, rộng 3,5-5cm, nếp lá nguyên, cuống lá dài 1-2,5cm, cụm hoa dài10-16cm. Hoa mọc ở kẽ lá hoặc ở đầu cành. Hoa lưỡng tính, không đều.Bộ phận dùng: LáPhân bố: Cây Xuân hoa mọc hoang ở nhiều nơi, được coi là cây thuốc quí có uytín trong dân gian ở các tỉnh thành miền Bắc, nhất là thủ đô Hà Nội. Từ năm 1998,rộ lên việc trồng cây Xuân hoa để chữ những bệnh thuộc về nhóm bệnh đ ường tiêuhóa.Tác dụng dược lý: Xuân hoa có tác dụng kháng khuẩn cho 2 loại gram (+) vàgram (-), kháng nấm mốc và kháng nấm men. Đặc biệt còn có tác dụng trên vikhuẩn Escherichia coli.Thành phần hoá học: Acid hữu cơ, flavonoid, sterol, đường tự do, carotenoid,vết saponin và vết chất béo.Công dụng: Chữa rối loạn tiêu hoá, điều trị chấn thương, chảy máu.Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-12g dùng riêng hay kết hợp với các dược liệukhác. Sử dụng dưới dạng nước sắc, ăn sống hay giã nát đắp lên các vết thương.Chú ý: Có thời gian người ta dùng lá cây này như là một loại thuốc chữa báchbệnh.CHÈ DÂYCây Chè dâyCHÈ DÂYRamulus AmpelopsisTên khác: Chè hoàng gia, Song nho Quảng Đông.Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch, họ Nho(Vitaceae).Mô tả: Dây leo, cành hình trụ mảnh; tua cuốn đối diện với lá, chia 2-3 nhánh. Láhai lần kép, mang 7-12 lá chét mỏng giòn, mép có răng thấp; gân bên 4-5 đôi; lákèm gần tròn, dạng vẩy. Ngù hoa đối diện với lá có 3-4 nhánh; nụ hoa hình trứng;hoa mẫu 5. Quả mọng hình trái xoan to 6 x 5mm, màu đen, chứa 3-4 hạt.Ra hoa tháng 6, có quả tháng 10.Bộ phận dùng: Lá, cành phơi hay sấy khô của cây Chè dây (Ampelopsiscantoniensis).Phân bố: Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Inđônêxia và Việt Nam. Ởnước ta cây mọc dại theo bờ bụi ở nhiều nơi: Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tây, BắcThái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An... tới Lâm Đồng, Đồng Nai.Thu hái: Dây và lá tươi quanh năm, lá, loại bỏ lá sâu, già úa, phơi khô.Tác dụng dược lý: Nghiên cứu hiện đại của các nhà khoa học Trung Quốc trênlâm sàng cho thấy, chè dây có khả năng trị liệu các bệnh như cốt tuỷ viêm, viêmhạch cấp tính, viêm tuyến vú cấp tính, nhiễm khuẩn ngoại khoa, viêm họng vàAmiđan cấp tính, viêm mủ tai giữa, viêm khí phế quản cấp tính, viêm thận cấptính, thấp khớp giai đoạn tiến triển, viêm cơ, viêm răng lợi, mụn nhọt, đinh độc,eczema, nhiễm trùng vết thương.Thành phần hoá học: Flavonoid, tanin.Công năng: Giảm đau, làm liền sẹo, diệt khuẩn Helicobacter pylori, giảm viêm dạdày.Công dụng: Chữa đau dạ dày, giải độc trong cơ thể, làm nước giải khát.Cách dùng, liều lượng: Ngày10-50g pha uống như chè, dùng riêng hoặc kết hợpvới các vị thuốc khác.Chú ý: Hiện nay trên thị trường có chế phẩm Ampelop được sản xuất từ Chè dây.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: