Danh mục

Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐỊA DU

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 246.04 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

ĐỊA DU (地 榆) Radix et Rhizoma SanguisorbaeTên khoa học: Sanguisorba officinalis L., họ Hoa hồng (Rosaceae).Mô tả:Rễ hình thoi hoặc hình trụ không đều, hơi cong queo hoặc vặn, dài 5 - 25 cm, đường kính 0,5 - 2 cm, mặt ngoài màu nâu tro, màu nâu hoặc tía thẫm, thô, có nếp nhăn dọc, có vân nứt ngang và vết rễ con. Chất cứng. Mặt bẻ tương đối phẳng, vỏcó nhiều sợi dạng bông, từ màu trắng vàng đến màu nâu vàng, gỗ màu vàng hoặc nâu vàng, tia gỗ xếp thành hàng xuyên tâm. Cắt thành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐỊA DU Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐỊA DU Cây Địa duĐỊA DU (地 榆)Radix et Rhizoma SanguisorbaeTên khoa học: Sanguisorba officinalis L., họ Hoa hồng (Rosaceae).Mô tả:Rễ hình thoi hoặc hình trụ không đều, hơi cong queo hoặc vặn, dài 5 - 25 cm,đường kính 0,5 - 2 cm, mặt ngoài màu nâu tro, màu nâu hoặc tía thẫm, thô, có nếpnhăn dọc, có vân nứt ngang và vết rễ con. Chất cứng. Mặt bẻ tương đối phẳng, vỏcó nhiều sợi dạng bông, từ màu trắng vàng đến màu nâu vàng, gỗ màu vàng hoặcnâu vàng, tia gỗ xếp thành hàng xuyên tâm. Cắt thành lát hình tròn hay hình bầudục không đều, dầy 0,2 - 0,5 cm, mặt cắt màu đỏ tía hoặc nâu. Không mùi, vị hơiđắng, săn.Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ, toàn cây.Phân bố: Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.Thu hái: Mùa xuân khi cây sắp nảy chồi, hoặc mùa thu sau khi cây khô, đào lấyrễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, hoặc thái phiến rồi phơi khô.Tác dụng dược lý:1.Tác dụng cầm máu: dùng bột Địa du hoặc bột Địa du sao cháy bơm vào bao tửchuột nhắt, thời gian chảy máu của chuột ở 2 lô thí nghiệm đều đ ược rút ngắn là21,9% và 45,5%, không có khác biệt rõ rệt. Bơm thuốc sinh Địa du và than Địa duvào bao tử thỏ, thời gian đông máu đều rút ngắn 25%.2.Tác dụng đối với bỏng thực nghiệm: Bột Địa du bôi vết bỏng của thỏ và chóthực nghiệm có kết quả nhất định. Hiệu quả điều trị của chất Tannin không bằngĐịa du cho nên có thể nói là tác dụng trị bỏng của Địa du không phải chỉ doTannin mà còn do các thành phần khác.3.Tác dụng kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn nh ư tụ cầuvàng, liên cầu khuẩn tán huyết B, Phế cầu, não cầu, các loại trực khuẩn lao, coli,mủ xanh, thương hàn, phó thương hàn, kiết lî, bạch hầu và một số nấm gây bệnh,virút cúm loại Á châu á, có thể do thuốc có chất acid tannic vì nếu dùng cao áp tiệttrùng thuốc thì tác dụng kháng khuẩn giảm. Chất Tannin cũng có tác dụng chốngnấm.4.Tác dụng kháng viêm: Nước hoặc cồn chiết xuất Địa du đều có tác dụng khángviêm tiêu sưng.5.Những tác dụng khác: Thuốc có tác dụng hạ áp nhẹ và tạm thời đối với thỏ gâymê. Thuốc có tác dụng tăng cường tiêu hóa chất anbumin rõ rệt. Dịch chích chế từĐịa du tươi nâng cao tác dụng của bạch cầu. Thuốc có tác dụng ức chế tế bào ungthư cổ tử cung loại JTC-26.6.Độc tính: cho chuột lớn mỗi ngày uống nước dịch chiết xuất Địa du (1: 3)20ml/kg trong 10 ngày không thấy gì có nhiễm độc, nhưng sau khi cho thuốc ngàythứ 5 và ngày thứ 10 sinh thiết gan kiểm tra thấy tế bào gan tăng sinh và có hiệntượng gan nhiễm mỡ.Thành phần hoá học: Tanin, flavonoid, saponosid.Công năng: Lương huyết, chỉ huyết, giải độc liễm nhọt.Công dụng: Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng để cầm máu, giúpsự tiêu hoá, rửa các vết loét. Đông y dùng để chữa đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu,lỵ ra máu, băng huyết, dong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 5-10g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài: Lượngthích hợp, tán bột Địa du đắp nơi bị đau.Bào chế:Địa du phiến: Rửa sạch rễ Địa du, loại bỏ tạp chất, thân cây c òn sót lại, ủ mềm,thái lát dày, phơi hoặc sấy khô để dùng.Địa du thán: Lấy địa du phiến, sao lửa to đến khi mặt ngoài có màu đen sém vàbên trong có màu vàng thẫm hay màu nâu. Lấy ra để nguội.Bài thuốc:1.Trị các chứng xuất huyết: thuốc có tác dụng lương huyết chỉ huyết.+Địa du tán: Địa du, Thuyên thảo căn đều 10g, Hoàng cầm 6g, Hoàng liên 3g,Phục linh 10g, Sơn chi 6g sắc uống hoặc làm thuốc tán trị tiêu có máu.+Địa du Cam thảo thang: Địa du 15g, Cam thảo 4g, sắc nước uống trị tiêu ra máu.+Bạch vân địa tán ( Địa du, Bạch cập, Vân nam, Bạch dược mỗi thứ 1g tán mịntrộn đều), mỗi lần 3g, ngày uống ( nuốt) 3 - 4 lần, đã trị 100 ca xuất huyết tiêu hóatrên, có kết quả 95 ca, không có kết quả 5 ca, tỷ lệ kết quả 95%. Những ca khôngkết quả có ung thư bao tử 3 ca, lóet hành tá tràng 2 ca ( Báo cáo của Hồng lâm,học báo Trung y học viện Triết giang 1985, 9 (4): 26).+Trị nhổ răng ra máu: Địa du than 2g, Tế tân 1g, Huyết dư than 1g, Băng phiến0,1g chế thành chất xốp dạng keo để dùng. Đã dùng cho 40 ca chảy máu sau nhổrăng, kết quả tốt ( Báo cáo của Lý đức Hoa, Trung thảo dược 1987,18(1):43).2.Trị lao phổi ho ra máu: Trương Đạo Thành dùng bài gia vị Địa cam thang trị laophổi, ho ra máu kết quả tốt. Bài thuốc gồm: Địa du sao 12g, Bạch mao căn 80g,Sanh cam thảo, Bách thảo sương đều 8g, cho nước sắc chia uống nhiều lần trong 1ngày (Trung y tạp chí 1966, 4:31).3.Trị băng lậu: Khương Công Nhiệm báo cáo 1 ca xuất huyết tử cung cơ năng, đãdùng nhiều thuốc Trung tây y không khỏi; cho uống độc vị Địa du 60g sắc vớigiấm và nước, mỗi thứ một nửa cho uống ngày một thang, 4 ngày sau hết chảymáu. Sau 4 ngày máu cầm, ăn uống khá hơn, dùng tiếp 3 thang thì khỏi. (Tạp chíTrung y Triết giang 1965, 8(3):4).4.Trị bỏng : dùng Hồng du cao (Địa du, Tử thảo, Đương qui đều 1 lạng, Băn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: