Danh mục

Cây thuốc vị thuốc Đông y - HOÀNG BÁ NAM

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 175.95 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

HOÀNG BÁ NAM Cortex OroxyliTên khác: Vỏ Núc nác, Nam hoàng bá.Tên khoa học: Vị thuốc là vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Núc nác (Oroxylon indicum Vent.), họ Chùm ớt (Bignoniaceae).Mô tả:Cây: Cây nhỡ, cao 5-13m. Thân nhẵn, ít phân cành, vỏ cây màu xám tro, mặt trong màu vàng. Lá xẻ 2-3 lần lông chim, dài tới 1,5m. Hoa màu nâu đỏ sẫm mọc thành chùm dài ở ngọn thân. Đài hình ống, cứng, dày, có 5 khía nông. Tràng hình chuông, phình rộng, có 5 thuỳ họp thành hai môi, 5 nhị, có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y - HOÀNG BÁ NAM Cây thuốc vị thuốc Đông y - HOÀNG BÁ NAM Cây Núc nácHOÀNG BÁ NAMCortex OroxyliTên khác: Vỏ Núc nác, Nam hoàng bá.Tên khoa học: Vị thuốc là vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Núc nác(Oroxylon indicum Vent.), họ Chùm ớt (Bignoniaceae).Mô tả:Cây: Cây nhỡ, cao 5-13m. Thân nhẵn, ít phân cành, vỏ cây màu xám tro, mặttrong màu vàng. Lá xẻ 2-3 lần lông chim, dài tới 1,5m. Hoa màu nâu đỏ sẫm mọcthành chùm dài ở ngọn thân. Đài hình ống, cứng, dày, có 5 khía nông. Tràng hìnhchuông, phình rộng, có 5 thuỳ họp thành hai môi, 5 nhị, có chỉ nhị có lông ở gốc.Đĩa mật có 5 thuỳ rõ, cao 4-5mm, đường kính 12-14mm. Quả thõng, dài 40-120cm, rộng 5-10cm, các mảnh vỏ hoá gỗ. Hạt dài 4-9cm, rộng 3-4cm, kể cả cánhmỏng bao quanh. Hoa nở về đêm, thụ phấn nhờ dơi. Hoa và quả từng lúc quanhnăm. Các quả chín vẫn ở trên cây khá lâu vào mùa khô khi cây rụng hết lá.Dược liệu: Vỏ cuộn lại thành hình ống hay hình cung, dày 0,6 - 1,3 cm, dài ngắnkhông nhất định. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, nhăn nheo, có nhiều đường vândọc, ngang. Mặt trong nhẵn, màu vàng xám hay vàng lục. Mặt bẻ ngang có lớpbần mỏng. Mô mềm vỏ lổn nhổn như có nhiều sạn, trong cùng có lớp sợi dễ táchtheo chiều dọc.Bộ phận dùng: Vị thuốc là vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Núc nác(Oroxylon indicum Vent.)Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi khắp nước ta.Thu hái: Thu hái quả nang chín màu nâu vào mùa thu và đông, phơi khô ngoàinắng cho vỏ nứt hạt, tách lấy hạt và phơi tiếp cho đến khô. Vỏ cây thu hái quanhnăm; khi cần thiết, đẽo vỏ trên cây, thái phiến dài 2 - 5 cm, phơi hay sấy khô.Tác dụng dược lý: Có tác dụng chống viêm, chống dị ứng rõ rệt. Tăng sức đềkháng của cơ thể đối với một số tác nhân bất lợi từ bên ngoài vào cơ thể. Làmgiảm độ thấm của mạch máu.Thành phần hoá học: Vỏ và hạt chứa một hỗn hợp flavonoid và chất đắng kếttinh là oroxylin. Vỏ chứa baicalein và chrysin. Hạt cũng chứa oroxylin và một chấtdầu chứa 80,40% acid oleic, acid palmitic, acid stearic và acid lignoceric.Công năng: Hạt có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng, chống ho, giảm đau,vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Các flavonoid trong vỏ cây và hạt có tácdụng đối với bệnh mày đay và mẩn ngứa và còn có tính kháng trùng.Công dụng:+ Lá hoa và quả khi còn non đều ăn được sau khi đun nấu. Người ta thường lùiquả non vào trong tro than rồi đem bóc bỏ vỏ ngoài, lấy phần trong của quả xàoăn. Hạt, vỏ thân thường được dùng làm thuốc.+ Hạt dùng trị: 1. Viêm họng cấp và mạn tính, khan cổ; 2. Viêm phế quản cấp vàho gà; 3. Đau vùng thượng vị, đau sườn.+ Vỏ thân được dùng trị: viêm gan vàng da, viêm bàng quang, viêm họng, khôhọng, ho khan tiếng, đau dạ dày, dị ứng trẻ em ban trái, sởi. Cũng dùng chữa dịứng sơn, trị bệnh vẩy nến, hen phế quản trẻ em. Trong dân gian d ùng thay Hoàngbá.Cách dùng, liều lượng: Ngày 8 - 16g, dạng thuốc sắc, hoàn tán.1,5-3g hạt, 8-16g vỏ thân, dạng thuốc sắc. Có thể nấu thành cao hay chế dạng bột.Dùng ngoài nấu nước rửa hoặc dùng cao bôi.Ở nước ta Viện Dược liệu đã sản xuất nunaxin viên 0,25g từ hỗn hợp cácflavonoid để chữa mày đay và mẩn ngứa, dùng vỏ Núc nác làm viên Habaninkháng trùng và một loại viên kết hợp 2 dạng thuốc trên.Bào chế:Loại bỏ tạp chất, cạo bỏ lớp bần, rửa sạch, thái phiến chiều d ài 2- 5 cm, bề dày 1-3mm, phơi khô, hoặc sao nhỏ lửa cho đến khi bề mặt dược liệu có màu vàng.Bài thuốc:1. Ngoài da lở ngứa, bệnh tổ đĩa ngứa giữa lòng bàn tay, bệnh giang mai lở loét:Vỏ Núc nác, Khúc khắc, mỗi vị 30g, sắc uống hàng ngày.2. Chữa đau dạ dày: Dùng vỏ núc nác, sấy khô tán thành bột mịn. Ngày uống 3lần, mỗi lần 2-3g (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).3. Chữa kiết lỵ, đau dạ dày ợ hơi, ợ chua: Dùng hạt núc nác phơi khô, tán thànhbột mịn, hoặc sắc uống mỗi ngày 8-10g (Trồng hái và dùng cây thuốc).4. Chữa viêm phế quản, ho lâu ngày: Mộc hồ điệp 10g, đường phèn hay kẹo mạchnha 30g, nước 300ml sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Những câythuốc và vị thuốc Việt Nam).5. Viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu: Vỏ núc nác, rễ Cỏ tranh, M ã đề mỗi thứmột nắm, sắc nước uống.6. Ho lâu ngày: 5-10g hạt, sắc nước hoặc tán bột uống.7. Lở do dị ứng sơn: Vỏ Núc nác nấu cao, dùng uống và bôi vào chỗ lở.8. Chữa viêm khí quản cấp tính, ho gà: Dùng mộc hồ điệp 4g, an nam tử 12g, cátcánh 6g, cam thảo 4g, tang bạch bì (vỏ trắng rễ cây dâu tằm) 12g, khoản đông hoa12g. Sắc lấy nước, thêm 60g đường phèn vào hòa tan, chia uống nhiều lần trongngày (Hiện đại thực dụng trung dược). An nam tử là tên dùng trong đơn thuốccủa vị bạng đại hải, tức là hạt lười ươi (Sterculia lychnophora Hance.), có mọcở Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Ðịnh, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Trị...9. Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang: Dùng vỏ núc nác 16g, chi tử (quả dành dành)20g, mã đề thảo (lá và bông mã đề) 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g,quế chi 4g, cam thảo đất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: