Danh mục

Cây thuốc vị thuốc Đông y - MẠN KINH TỬ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.94 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

MẠN KINH TỬ (蔓荆子) Fructus ViticisTên khác: Quan âm, Đẹn ba lá, Từ bi biển, Vạn kim tử, mác nim (Tày), Indian wild pepper (Anh).Tên khoa học: Vitex trifolia L., họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).Mô tả:Cây: Cây nhỏ hay cây bụi. Cành non có 4 cạnh, có lông mềm, mầu xám nhạt; cành già tròn, nhẵn, mầu nâu. Lá kép mọc đối, 3 lá chét (lá ở ngọn có hoa thường đơn), lá chét hình trứng, gốc tròn, đầu tù hoặc hơi nhọn, mép nguyên, mặt trên nhẵnhoặc đen lại khi khô, mặt dưới phủ đầy lông trắng, lá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y - MẠN KINH TỬ Cây thuốc vị thuốc Đông y - MẠN KINH TỬ Cây Mạn kinhVị thuốc Mạn kinh tửMẠN KINH TỬ (蔓荆子)Fructus ViticisTên khác: Quan âm, Đẹn ba lá, Từ bi biển, Vạn kim tử, mác nim (Tày), Indianwild pepper (Anh).Tên khoa học: Vitex trifolia L., họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).Mô tả:Cây: Cây nhỏ hay cây bụi. Cành non có 4 cạnh, có lông mềm, mầu xám nhạt; cànhgià tròn, nhẵn, mầu nâu. Lá kép mọc đối, 3 lá chét (lá ở ngọn có hoa th ường đơn),lá chét hình trứng, gốc tròn, đầu tù hoặc hơi nhọn, mép nguyên, mặt trên nhẵnhoặc đen lại khi khô, mặt dưới phủ đầy lông trắng, lá chét giữa lớn hơn; lá vò ra cómùi thơm; cuống dài 1-3cm. Cụm hoa là một chùy tận cùng, đôi khi có lá ở gốc,có lông dày; mang nhiều xim mọc đối, mỗi xim có 2-3 hoa mầu tím nhạt hoặc lamnhạt; lá bắc nhỏ, hình dải; đài hình chuông, có lông trắng, 5 răng nhỏ đều; trànghình trụ có lông mặt ngoài trừ phần gốc, môi trên có 2 thùy ngắn, môi dưới 3 thùy,thùy giữa lớn hơn hai thùy bên; nhị 4, thò ra ngoài. Quả hạch, hình cầu, có rãnhnhỏ, rộng khoảng 6mm. Mùa hoa quả: tháng 5-7.Loài này còn có một thứ Vitex trifolia L. f. var. ovata (Thunb.) Makino gọi l à Mạnkinh lá nhỏ, Quan âm biển, cây chỉ cao 10-20cm, thân mọc bò, lá chỉ có 1 lá chét.Cũng được dùng.Dược liệu: Quả hình cầu, đường kính 4 - 6 mm, mặt ngoài màu xám đen hoặc nâuđen, phủ lông nhung màu xám nhạt như sương, có 4 rãnh dọc nông, đỉnh hơi lõm,đáy có đài tồn tại màu xám nhạt và cuống quả ngắn. Đài hoa bao bọc 1/3 - 2/3quả, có 5 răng, trong đó có 2 răng xẻ tương đối sâu, được phủ kín lông tơ mượt.Chất nhẹ và cứng, khó đập vỡ. Mặt cắt ngang quả có 4 ô, mỗi ô có một hạt. M ùithơm đặc biệt, vị nhạt, hơi cay.Bộ phận dùng: Dược liệu là quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Mạn kinh(Fructus Vitici).Phân bố: Cây mọc hoang ở các vùng rừng núi và ven biển nước ta.Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, lấy quả đã già, loại bỏ tạp chất, phơi hay sấykhô.Thành phần hoá học: Quả chứa vitexin và tinh dầu. Lá chứa tinh dầu trong đócó: L-pinen, camphen, teroinyl acetal, diterpen alcol, các flavonoid; aucubinagnusid, casticin, orientin iso-orientin, Intcolin 7 -glucosisd.Công năng: Sơ tán phong nhiệt, thanh lợi đầu, mắt.Công dụng: Cảm mạo phong nhiệt, nhức đầu, đỏ mắt, nhiều nước mắt, mắt mờnhìn không rõ, chóng mặt, hoa mắt, lợi răng sưng đau.Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc hoặc 2 - 3g dưới dạngbột hay ngâm rượu.Bào chế: Lấy mạn kinh tử sạch, cho vào nồi, dùng lửa nhỏ sao đến vàng hoặcvàng sém, mặt bẻ màu sẫm là được. Khi sao sém dược liệu dễ cháy có thể phun ítnước sạch, lại sao khô hoặc phơi khô.Bài thuốc:1. Trị đau đầu do cảm mạo: dùng bài Cúc chung ẩm: Mạn kinh tử 12g, Cúc hoa12g, Phòng phong, Toàn phúc hoa mỗi thứ 12g, Xuyên khung 6g, Khương hoạt6g, Sinh thạch cao 20g, Chỉ xác 8g, Cam thảo 4g, sắc nước uống.2. Chữa đau đầu do huyết áp cao: Mạn kinh tử thang: Mạn kinh tử 12g, Cúc hoa12g, Bạc hà 8g ( cho sau), Bạch chỉ 8g, Câu đằng 12 - 16g sắc nước uống.3. Chữa đau nửa đầu ( thiên đầu thống): Mạn kinh tử 10g, Cam cúc hoa 8g, Xuyênkhung 4g, Tế tân 3g, Cam thảo 4g, Bạch chỉ 3g, đổ 600ml nước sắc đặc còn 1/3chia 3 lần uống trong ngày.4. Chữa đau mắt đỏ do phong nhiệt ( Viêm màng tiếp hợp cấp):+ Mạn kinh tử 16g, Cúc hoa 12g, Chi tử 12g, Hoàng cầm 12g, Mộc tặc 12g, Thiềnthoái 4g sắc nước uống hoặc dùng bài:+ Mạn kinh tử 12g, Cúc hoa 12g, Thảo quyết minh 12g, Đưong qui 12g, Đào nhân8g, sắc nước uống. Trường hợp hư chứng (khí hư là chính) dùng thêm bài Bổtrung ích khí.5. Chữa đau mắt sưng đỏ, có màng che, chảy dử, quáng mắt: Mạn kinh tử, hạtMuồng (sao), hạt Mào gà trắng, hạt Mã đề, hạt ích mẫu, các vị bằng nhau, tán bộtlàm viên, uống với nước chè, hoặc dùng mỗi vị 12g sắc uống (Nam dược thầnhiệu).6. Chữa cảm sốt, nhức đầu, mắt sưng đỏ: Mạn kinh tử 15g Cúc hoa, Chi tử, Bạchà, mỗi vị 12g, Kinh giới 10g, Xuyên khung 4g, đổ nước, bịt kín ấm, sắc rồi xôngđầu mắt cho ra mồ hôi và uống thuốc khi còn nóng.Kiêng kỵ: Huyết hư không nên dùng. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: