Cây thuốc vị thuốc Đông y - MƠ LÔNG
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 154.71 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tên khác: Mơ tam thể, dây thối địt, lá mơ, dắm chó, Mẫu cẩu đằng, Ngũ hương đằng, Thanh phong đằng, Ngưu bì đống, Mao hồ lô, khau tất ma (Tày), co tốt ma (Thái).Tên khoa học: Paederia foetida L., họ Cà phê (Rubiaceae).Mô tả: Cây dây leo bằng thân cuốn, sống nhiều năm. Thân non hơi dẹt, sau tròn, mầu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 5-10cm, rộng 2-4cm, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu nhọn, hai mặt lá đều mầu lục, gân lá rõ ở mặt trên; cuống...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y - MƠ LÔNG Cây thuốc vị thuốc Đông y - MƠ LÔNGCây Mơ lôngMƠ LÔNGTên khác: Mơ tam thể, dây thối địt, lá mơ, dắm chó, Mẫu cẩu đằng, Ngũ hươngđằng, Thanh phong đằng, Ngưu bì đống, Mao hồ lô, khau tất ma (Tày), co tốt ma(Thái).Tên khoa học: Paederia foetida L., họ Cà phê (Rubiaceae).Mô tả: Cây dây leo bằng thân cuốn, sống nhiều năm. Thân non hơi dẹt, sau tròn,mầu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 5-10cm, rộng2-4cm, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu nhọn, hai mặt lá đều mầu lục, gân lá rõ ởmặt trên; cuống lá dài 1-3 cm; lá kèm rộng, thường xẻ đôi. Cụm hoa mọc ở kẽ láhoặc đầu ngọn thành xim, dài 10-30cm, phân nhánh nhiều và tỏa rộng; lá bắc rấtnhỏ; hoa mầu trắng điểm tím nhạt, không cuống; đài hình chuông, 4-5 răng rấtnhỏ, hình tam giác nhọn; tràng hình phễu, dài 1-1,2cm, 4-5 cánh loăn xoăn ở đầu;nhị 4-5; bầu 2 ô. Quả gần hình trứng, dẹt, nhẵn, mầu nâu bóng. Toàn cây có lôngmềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát có mùi khó ngửi. Mùa hoa quả: 8-10.Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở các bờ rào để làm thuốc.Thu hái: Toàn cây thu hái vào mùa hè. Rễ vào mùa thu hay mùa đông. Lá thườngdùng tươi.Thành phần hoá học:+ Lá có chứa loại tinh dầu mùi của disulfua carbon, mùi thối là domethylmercaptan.+ Lá chứa protenin gồm các acid amin như argenin, histidin, lysin, tyrosin,tryptophan, phenylalanin, cystein, methionin, threonin và valin.+ Lá chứa nhiều caroten và vitamin C.Công năng: trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấptiêu thũng.Công dụng: Chữa lỵ trực trùng.Cách dùng, liều lượng: Dùng khoảng 50g lá, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với trứnggà, bọc vào lá chuối đem nướng hoặc đặt rán trên chảo (không có mỡ) cho thơm.Ngày ăn 2-3 lần, trong 5-8 ngày.Bài thuốc:1. Chữa kiết lỵ mới phát:+ Lấy một nắm lá mơ tươi, thái nhỏ trộn với trứng gà cả lòng đỏ và lòng trắng, lấylá chuối bọc lại rồi nướng chín đều để ăn hoặc cho lên chảo rán vàng không chodầu, mỡ. Ngày ăn 2-3 lần và ăn liên tục vài ngày là khỏi. Nếu bị chứng lỵ mớiphát do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen, cả hairửa sạch, nhúng qua nước sôi, vẩy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Uống 2-3lần.+ Lá mơ lông 100g, rau sam 400g, hạt cau 100g, củ phượng vĩ 100g, cỏ sữa nhỏ lá400g. Tất cả sao tán bột dùng 20g/ngày dùng 5-7 ngày.+ Lá mơ lông 100g, phèn đen 20g, củ phượng vĩ 20g, sao tán bột, uống ngày 20g.+ Lá mơ lông 100g, cỏ nhọ nồi tươi 100g, lá phượng vĩ 100g sắc uống trong 5-7ngày.+ Lá mơ lông 100g, cỏ sữa lá to 100g, rau sam 100g, ngân hoa 20g, búp ổi 20g,búp sim 100g, sắc nước sánh hơi đậm, uống trong ngày dùng 5-7 ngày.2. Chữa tiêu chảy do nóng: Nếu mắc chứng tiêu chảy do nhiệt với triệu chứng khátnhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu mônnóng rát, có thể dùng lá mơ 16g, nụ sim 8g sắc cùng với 500ml nước còn 200ml,chia làm hai lần uống trong ngày.3. Chữa sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi ăn kèm trong bữa cơmhoặc giã nát vắt lấy nước uống, ăn như vậy trong khoảng 2-3 ngày là thấy kết quả.4. Chữa tiêu chảy ra máu: Mơ tam thể 6g; đọt cà ăn quả 16g; Rau sam, cây Cứtlợn, mỗi vị 6g; Xuyên tâm liên 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.5. Chữa ho gà: Lá Mơ tam thể 150g; Bách bộ, cỏ Mần trầu, rễ Chanh, cỏ Nhọ nồi,rau Má, mỗi vị 250g; Cam thảo dây 150g; Trần bì 100g; Gừng 50g; đường kính1500g. Cho vào 6 lít nước sắc còn 1 lít, cho đường kính vào trộn lẫn rồi đun sôicho còn một lít. Liều dùng: Ngày uống 2-3 lần. Trẻ 6 tháng đến 1 năm tuổi, mỗilần uống 2 thìa cà phê; trẻ 3-4 tuổi: 6 lần x 2 thìa cà phê; trẻ 5-7 tuổi: 7 lần x 2 thìacà phê.Ghi chú: Trong thực tế còn có một loài khác có thên khoa học là: Paederiatomentosa L. cùng họ, cũng được dùng với công dụng tương tự. Loài này chỉ khácở chỗ có quả hình cầu, lá có mầu tím đỏ ở mặt sau (Mơ tam thể). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây thuốc vị thuốc Đông y - MƠ LÔNG Cây thuốc vị thuốc Đông y - MƠ LÔNGCây Mơ lôngMƠ LÔNGTên khác: Mơ tam thể, dây thối địt, lá mơ, dắm chó, Mẫu cẩu đằng, Ngũ hươngđằng, Thanh phong đằng, Ngưu bì đống, Mao hồ lô, khau tất ma (Tày), co tốt ma(Thái).Tên khoa học: Paederia foetida L., họ Cà phê (Rubiaceae).Mô tả: Cây dây leo bằng thân cuốn, sống nhiều năm. Thân non hơi dẹt, sau tròn,mầu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 5-10cm, rộng2-4cm, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu nhọn, hai mặt lá đều mầu lục, gân lá rõ ởmặt trên; cuống lá dài 1-3 cm; lá kèm rộng, thường xẻ đôi. Cụm hoa mọc ở kẽ láhoặc đầu ngọn thành xim, dài 10-30cm, phân nhánh nhiều và tỏa rộng; lá bắc rấtnhỏ; hoa mầu trắng điểm tím nhạt, không cuống; đài hình chuông, 4-5 răng rấtnhỏ, hình tam giác nhọn; tràng hình phễu, dài 1-1,2cm, 4-5 cánh loăn xoăn ở đầu;nhị 4-5; bầu 2 ô. Quả gần hình trứng, dẹt, nhẵn, mầu nâu bóng. Toàn cây có lôngmềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát có mùi khó ngửi. Mùa hoa quả: 8-10.Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở các bờ rào để làm thuốc.Thu hái: Toàn cây thu hái vào mùa hè. Rễ vào mùa thu hay mùa đông. Lá thườngdùng tươi.Thành phần hoá học:+ Lá có chứa loại tinh dầu mùi của disulfua carbon, mùi thối là domethylmercaptan.+ Lá chứa protenin gồm các acid amin như argenin, histidin, lysin, tyrosin,tryptophan, phenylalanin, cystein, methionin, threonin và valin.+ Lá chứa nhiều caroten và vitamin C.Công năng: trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấptiêu thũng.Công dụng: Chữa lỵ trực trùng.Cách dùng, liều lượng: Dùng khoảng 50g lá, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với trứnggà, bọc vào lá chuối đem nướng hoặc đặt rán trên chảo (không có mỡ) cho thơm.Ngày ăn 2-3 lần, trong 5-8 ngày.Bài thuốc:1. Chữa kiết lỵ mới phát:+ Lấy một nắm lá mơ tươi, thái nhỏ trộn với trứng gà cả lòng đỏ và lòng trắng, lấylá chuối bọc lại rồi nướng chín đều để ăn hoặc cho lên chảo rán vàng không chodầu, mỡ. Ngày ăn 2-3 lần và ăn liên tục vài ngày là khỏi. Nếu bị chứng lỵ mớiphát do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen, cả hairửa sạch, nhúng qua nước sôi, vẩy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Uống 2-3lần.+ Lá mơ lông 100g, rau sam 400g, hạt cau 100g, củ phượng vĩ 100g, cỏ sữa nhỏ lá400g. Tất cả sao tán bột dùng 20g/ngày dùng 5-7 ngày.+ Lá mơ lông 100g, phèn đen 20g, củ phượng vĩ 20g, sao tán bột, uống ngày 20g.+ Lá mơ lông 100g, cỏ nhọ nồi tươi 100g, lá phượng vĩ 100g sắc uống trong 5-7ngày.+ Lá mơ lông 100g, cỏ sữa lá to 100g, rau sam 100g, ngân hoa 20g, búp ổi 20g,búp sim 100g, sắc nước sánh hơi đậm, uống trong ngày dùng 5-7 ngày.2. Chữa tiêu chảy do nóng: Nếu mắc chứng tiêu chảy do nhiệt với triệu chứng khátnhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu mônnóng rát, có thể dùng lá mơ 16g, nụ sim 8g sắc cùng với 500ml nước còn 200ml,chia làm hai lần uống trong ngày.3. Chữa sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi ăn kèm trong bữa cơmhoặc giã nát vắt lấy nước uống, ăn như vậy trong khoảng 2-3 ngày là thấy kết quả.4. Chữa tiêu chảy ra máu: Mơ tam thể 6g; đọt cà ăn quả 16g; Rau sam, cây Cứtlợn, mỗi vị 6g; Xuyên tâm liên 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.5. Chữa ho gà: Lá Mơ tam thể 150g; Bách bộ, cỏ Mần trầu, rễ Chanh, cỏ Nhọ nồi,rau Má, mỗi vị 250g; Cam thảo dây 150g; Trần bì 100g; Gừng 50g; đường kính1500g. Cho vào 6 lít nước sắc còn 1 lít, cho đường kính vào trộn lẫn rồi đun sôicho còn một lít. Liều dùng: Ngày uống 2-3 lần. Trẻ 6 tháng đến 1 năm tuổi, mỗilần uống 2 thìa cà phê; trẻ 3-4 tuổi: 6 lần x 2 thìa cà phê; trẻ 5-7 tuổi: 7 lần x 2 thìacà phê.Ghi chú: Trong thực tế còn có một loài khác có thên khoa học là: Paederiatomentosa L. cùng họ, cũng được dùng với công dụng tương tự. Loài này chỉ khácở chỗ có quả hình cầu, lá có mầu tím đỏ ở mặt sau (Mơ tam thể). ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cây Mơ lông cây thuốc đông y vị thuốc đông y y học cổ truyền mẹo chữa bệnh đông dượcGợi ý tài liệu liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 255 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 223 0 0 -
120 trang 164 0 0
-
6 trang 159 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 159 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 143 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 141 5 0 -
97 trang 122 0 0
-
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 114 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 113 0 0