Danh mục

Cefixim

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.44 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên gốc: CefiximTên thương mại: SUPRAXNhóm thuốc và cơ chế: Cefixim là một kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ cephalosporin, có quan hệ về mặt hóa học với penicillin. Thuốc có tác dụng chống nhiều loại vi khuẩn khác nhau như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, E. coli và nhiều loại khác.Kê đơn: CóDạng dùng: Viên nén: 200mg, 400mg. Dịch treo: 100mg/thìa cà phê 5ml.Bảo quản: Viên nén và dịch treo uống có thể giữ ở nhiệt độ phòng trong bao bì kín. Chỉ định: Tránh dùng cefixim cho bệnh nhân bị dị ứng với các kháng sinh nhóm cephalosporin....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cefixim Cefixim Tên gốc: Cefixim Tên thương mại: SUPRAX Nhóm thuốc và cơ chế: Cefixim là một kháng sinh bán tổng hợp thuộchọ cephalosporin, có quan hệ về mặt hóa học với penicillin. Thuốc có tác dụngchống nhiều loại vi khuẩn khác nhau như Streptococcus pneumoniae,Haemophilus influenzae, E. coli và nhiều loại khác. Kê đơn: Có Dạng dùng: Viên nén: 200mg, 400mg. Dịch treo: 100mg/thìa cà phê5ml. Bảo quản: Viên nén và dịch treo uống có thể giữ ở nhiệt độ phòng trongbao bì kín. Chỉ định: Tránh dùng cefixim cho bệnh nhân bị dị ứng với các khángsinh nhóm cephalosporin. Vì cefaxim có quan hệ hóa học với penicillin, đôi khibệnh nhân có phản ứng dị ứng (thậm chí phản vệ) với cả hai thuốc. Điều trịcefixim và các kháng sinh khác có thể làm thay đổi vi khuẩn chí bình thường ởđại tràng và cho phép C. difficile tǎng sinh, đây là một vi khuẩn gây viêm đạitràng giả mạc. Những bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc do hậu quả điều trịkháng sinh có thể bị ỉa chảy, đau bụng, sốt và thậm chí sốc. Probenecid có thểlàm tǎng nồng độ cefixim trong máu. Cefixim dùng được cho trẻ em. Chưa xácđịnh được độ an toàn ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đối với phụ nữ có thai: Chưa xác định được độ an toàn ở phụ nữ có thai. Đối với bà mẹ cho con bú: Chưa xác định được độ an toàn ở bà mẹ chocon bú. Tác dụng phụ: Cefixim nói chung được dung nạp tốt và các tác dụngphụ thường thoáng qua. Những tác dụng phụ đã được báo cáo gồm ỉa chảy, viêmđại tràng giả mạc (có thể xảy ra sau khi ngừng cefixim), buồn nôn, đau bụng,nôn, phát ban, sốt, đau khớp và viêm khớp, xét nghiệm gan bất thường, viêm âmđạo, ngứa, đau đầu và chóng mặt. Cefuroxim Tên gốc: Cefuroxim Tên thương mại: CEFTIN Nhóm thuốc và cơ chế: Cefuroxim là một kháng sinh cephalosporin bántổng hợp, tương tự về mặt hóa học với penicillin. Thuốc có tác dụng chống lạinhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae,Haemophilus influenzae, E. coli, N. gonorrhoeae và nhiều vi khuẩn khác. Kê đơn: CóDạng dùng: Viên nén 125mg, 250mg, 500mg. Dịch treo125mg/thìa cà phê 5ml. Bảo quản: Viên nén nên bảo quản ở nhiệt độ phòng trong bao bì kín.Dịch treo uống nên để tủ lạnh trong bao bì kín. Chỉ định: Cefuroxim có hiệu quả chống những vi khuẩn nhạy cảm gâynhiễm trùng tai giữa, viêm amiđan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quảnvà viêm phổi. Thuốc cũng được dùng điều trị nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùngda và lậu. Ngoài ra, thuốc còn có ích trong điều trị viêm phế quản cấp do vikhuẩn ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Cách dùng: Nên uống cùng với đồ ǎn. Tương tác thuốc: Tránh dùng cefuroxim cho bệnh nhân dị ứng với kháng sinhcephalosporin. Vì cefuroxim có quan hệ hóa học với penicillin, một số ít bệnhnhân có phản ứng dị ứng (thậm chí phản vệ) với cả hai thuốc. Điều trị cefuxim và các kháng sinh khác có thể làm thay đổi vi khuẩn chícủa đại tràng khiến C. difficile tǎng sinh quá mức, đây là loại vi khuẩn gây viêmđại tràng giả mạc. Bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc do hậu quả của điều trị kháng sinhcó thể bị ỉa chảy, đau bụng, sốt và thậm chí sốc. Probenecid làm tǎng nồng độcefuroxim trong máu. Có thể dùng cefuroxim cho trẻ em. Thuốc không gâyquen. Tác dụng phụ: Cefuroxim nói chung được dung nạp tốt và tác dụng phụ thường thoángqua. Những tác dụng phụ đã gặp bao gồm ỉa chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, đauđầu, phát ban, viêm ruột, viêm âm đạo, đau đầu và loét miệng.

Tài liệu được xem nhiều: