Danh mục

CFO và CMO

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.70 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người ta hay ví giám đốc tài chính (CFO) và giám đốc tiếp thị (CMO) như tay phải và tay trái của chủ doanh nghiệp. Cả hai tay đều quan trọng, nhưng nhiều khi do không hiểu ý nhau nên xảy ra tranh cãi nảy lửa. Làm sao để dung hòa mối quan hệ này nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty là vấn đề đang được doanh nghiệp quan tâm!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CFO và CMOCFO và CMONgười ta hay ví giám đốc tài chính (CFO) và giám đốc tiếp thị(CMO) như tay phải và tay trái của chủ doanh nghiệp. Cả haitay đều quan trọng, nhưng nhiều khi do không hiểu ý nhaunên xảy ra tranh cãi nảy lửa. Làm sao để dung hòa mối quanhệ này nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty là vấn đềđang được doanh nghiệp quan tâm!Tiền: Bên tiêu, bên giữKhoảng chục năm trở lại đây, khi vấn đề xây dựng thương hiệuđược các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm thì vai trò của CMOcũng được đề cao. Nhiều CMO đã và đang được các chủ doanhnghiệp cất nhắc lên vị trí điều hành công ty. Ông Nguyễn ĐăngDuy Nhất, Chủ tịch Câu lạc bộ CMO Việt Nam, cho rằng, CMO làmột chức vụ quản lý cao cấp trong một công ty, chịu trách nhiệmvề marketing cho công ty.Vai trò và trách nhiệm của CMO liên quan đến phát triển sảnphẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóckhách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng vàquản trị bán hàng... Công việc của CMO khá nhiều, nhưng mỗikhi lên ngân sách cho chương trình họ lại “đụng” đến CFO vàphải có trách nhiệm giải trình chi phí với CFO. Chính “công đoạn”này đã làm phát sinh mâu thuẫn giữa các CMO và CFO, nhiều khilà do họ không hiểu nhau.Còn theo ông Dương Hải, Trưởng văn phòng đại diện của LLCVietnam tại TP.HCM, lâu nay người ta vẫn nghĩ CFO là ngườikhô khan, chỉ làm việc với những con số, nhưng thực tế khôngphải vậy. Hằng ngày họ phải làm việc với rất nhiều người: trongcông ty, họ làm việc với ban lãnh đạo, các phòng ban, trong đó cóbộ phận marketing.Ngoài công ty, họ thường xuyên tiếp xúc với cơ quan thuế, vớikhách hàng, với nhà cung cấp... “Xung quanh họ là con ngườichứ không phải những con số khô khan. Mà những gì hay honhất, tốt đẹp nhất, hay tồi tệ nhất cũng do những người xungquanh họ tạo nên”, ông Hải chia sẻ.Ông Hải nhận định, đa phần các CFO đều xuất thân từ kế toánviên nên họ rất kiệm lời, thường chỉ quan tâm đến hiệu quả côngviệc. Trong khi đó, các CMO lại là những người nói nhiều, tiêutiền nhiều và “lạc quan thái quá”. “Điều bất công là khi tổ chứcthành công một chương trình hay công ty hoạt động hiệu quả,người ta chỉ nghĩ đến vai trò của CMO. Còn khi CMO làm khôngtốt, xin thôi việc và chạy qua công ty khác thì CFO ở lại phải “giảiquyết hậu quả” nhưng chẳng thấy ai nói gì”, ông Hải nói thêm.Nói về mối bất hòa giữa “tay phải” và “tay trái”, ông Nguyễn NgọcBách, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn Asiainvest,người đã nhiều năm làm CFO cho Tập đoàn Chuyển phát nhanhTNT tại Việt Nam, cho rằng, có nhiều lý do khiến giữa CMO vàCFO xảy ra xung đột. Trong đó, khác biệt về trách nhiệm, về tínhcách, về việc đánh giá vấn đề cũng như cách hiểu về nhau củahai bên là yếu tố then chốt.Theo ông Bách, nếu như CFO là người “giữ tiền” cho doanhnghiệp, thì CMO lại là người tiêu tiền; CFO là người cẩn trọng,còn CMO là người phóng khoáng. CFO thường nghĩ CMO mắcbệnh hình thức và thiếu thực tế, ngược lại CMO cho rằng CFOquá cứng nhắc và thiển cận. Do “nhìn nhau”, nghĩ về nhau nhưthế nên CFO và CMO thường khó hòa hợp, bất hợp tác, thậm chígây khó dễ cho nhau trong công việc hằng ngày. Đôi khi do thiếuhiểu biết về lĩnh vực chuyên môn của nhau nên xung đột ngàycàng trầm trọng.Việc: Chung sức, chung lòngLàm sao để cải thiện mối quan hệ giữa CMO và CFO. Theo ôngNhất, cả “hai tay” phải cùng nhau học tập, cùng nhau chia sẻcông việc, phải hiểu đặc thù công việc của nhau. Đồng quan điểmnày, ông Trần Xuân Nam, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Thế kỷ21, chia sẻ thêm: “Thông thường, trong các tập đoàn đa quốc gia,dự án đến công đoạn nào thì bộ phận đó phụ trách. Nhưng dùcông việc của bộ phận nào thì mọi người cũng nên đồng sứcđồng lòng, cùng nhau giải quyết nhằm mang lại hiệu quả tốt nhấtcho công ty. Để tránh xung đột, cả CFO lẫn CMO phải hiểu biếtcông việc của nhau”.Bài học kinh nghiệm từ Tập đoàn Chuyển phát nhanh TNT màông Bách chia sẻ càng minh chứng điều này. Trong gần 10 nămlàm việc tại TNT, tuy chỉ phụ trách lĩnh vực tài chính nhưng ôngBách cùng các đồng nghiệp làm việc trong bộ phận này cũng phảihọc về marketing, quản trị, kinh doanh... Mỗi khi xây dựng ngânsách và kế hoạch marketing, hai bộ phận CMO và CFO thườngphải phối hợp thông tin với nhau.Không chỉ vậy, TNT còn tổ chức nhiều khóa đào tạo về tài chínhcho nhân sự bộ phận marketing và ngược lại, bộ phận tài chínhcũng được tham dự các khóa học marketing. Chính nhờ biết họchỏi, tìm hiểu, nghiên cứu, chia sẻ công việc của nhau nên CMOvà CFO của TNT làm việc rất “ăn ý”, thông hiểu lẫn nhau, cùngnhau xây dựng thương hiệu TNT ngày càng phát triển.“Dù làm công việc gì cũng phải dựa trên tinh thần hợp tác. Đừngbao giờ cho là tôi to lớn, tôi quan trọng, mà phải tôn trọng lẫnnhau”, ông Bách rút kinh nghiệm.Ông Nam thì cho rằng, từ những xung đột xảy ra, cả CMO vàCFO cần thống nhất phương thức, nguyên tắc làm việc trên tinhthần vì mục tiêu chung và tôn trọng lẫn nhau. Và “một CFO thôngminh sẽ không quan tâm đến việc của CMO, mà chỉ cần quantâm đến hiệu quả do CMO mang lại”, ông Hải chia sẻ.Trên thế giới, các CFO thường được cất nhắc lên làm giám đốcđiều hành nhiều hơn các CMO. “Tuy nhiên, đó là ở những tậpđoàn lớn, có nhiều công ty con, mọi hoạt động đều liên quan đếntài chính nên các CFO thường được xem là quan trọng hơn vàđược cất nhắc nhiều hơn. Còn ở Việt Nam, CMO đang được tínnhiệm”, ông Nam nhận xét. ...

Tài liệu được xem nhiều: