Điêu khắc Phật giáo thời Lý, đặc biệt phải kể đến nhiều bức chạm nổi trên đá mà tinh khéo như chạm bạc, có cả trạm trên gốm và kim loại quý. Những bức chạm này ngoài việc trang trí cho các bệ tượng và bia đá, thường gắn liền với ... một số đề tài quen thuộc: sóng, hoa lá, rồng mây, chim và cả hình người nữa. Những đề tài này phần lớn được sử dụng phổ biến và thường xuyên trên nhiều di vật thuộc những di tích khác nhau cả về thời gian và không gian,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chạm Khắc Trang Trí Phật Giáo Đời Lý
Chạm Khắc Trang Trí Phật Giáo
Đời Lý
Điêu khắc Phật giáo thời Lý, đặc biệt phải kể đến nhiều bức chạm nổi trên đá mà
tinh khéo như chạm bạc, có cả trạm trên gốm và kim loại quý. Những bức chạm này
ngoài việc trang trí cho các bệ tượng và bia đá, thường gắn liền với ...
một số đề tài quen thuộc: sóng, hoa lá, rồng mây, chim và cả hình người nữa. Những
đề tài này phần lớn được sử dụng phổ biến và thường xuyên trên nhiều di vật thuộc
những di tích khác nhau cả về thời gian và không gian, mà trong tính hằng xuyên ấy, từng
giai đoạn lớn lại có dấu ấn riêng.
Phong cách biểu hiện của chúng tuy có biến diễn, nhưng trước sau vẫn thống nhất,
cũng lối sử dụng những đường nét cong thanh, hình khối tròn chắc và dẻo trên các tượng,
cũng lối chạm tỉ mỉ đến tinh tế và điêu luyện, dùng nhiều đường lượn đầy chất trang trí
trên các mặt phẳng, chúng dàn trải kín các đồ án với sự cân đối nhịp nhàng và nguyên tắc
chặt chẽ. Chính sự ổn định của đời sống xã hội đã tạo sự ổn định tương đối của nghệ
thuật, mọi hình tượng của mỹ thuật đều trở thành chuẩn mực và có ý nghĩa. Cùng một đề
tài nhưng trên các di tích khác nhau cả về thời gian và không gian, hình hiện ra luôn có
một cái chung thanh tú, tinh tế, tươi mát, mềm mại, tròn trịa và ổn định đến chuẩn mực.
Cùng với tượng tròn (mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu trên tập văn số 10) điêu khắc
Phật giáo thời Lý, đặc biệt phải kể đến nhiều bức chạm nổi trên đá mà tinh khéo như
chạm bạc, có cả trạm trên gốm và kim loại quý. Những bức chạm này ngoài việc trang trí
cho các bệ tượng và bia đá, thường gắn liền với kiến trúc, trang trí các bộ phận của kiến
trúc như mặt ngoài của Tháp, lan can, thành bậc, cửa, chân tảng kê cột... với một số đề tài
quen thuộc: sóng, hoa lá, rồng mây, chim và cả hình người nữa. Những đề tài này phần
lớn được sử dụng phổ biến và thường xuyên trên nhiều di vật thuộc những di tích khác
nhau cả về thời gian và không gian, mà trong tính hằng xuyên ấy, từng giai đoạn lớn lại
có dấu ấn riêng.
Phổ biến nhất là sóng, thường được chạm ở phần dưới cùng của bệ tượng, trụ rồng,
đế bia và nhiều mảng chạm những đề tài khác, có khi thành một dải ngang kéo dài viền
dưới các đồ án như ở chân tảng cột Chùa Phật Tích (Hà Bắc), lan can bậc cửa của Chùa
Bà Tấm (Hà Nội) và Chùa Hương Lãng (Hải Dương), diềm chân các mảng trang trí mặt
ngoài Tháp Chương Sơn (Hà Nam Ninh) và Tháp Chùa Đọi (Hà Nam Ninh) có khi xếp
chồng chất nhau thành nhiều đợt dàn ngang phủ kín cả mặt bên chân bia Tháp Chương
Sơn và Tháp Chùa Đọi, phủ kín nửa dưới bệ tượng Phật Chùa Phật Tích và trụ rồng
Thăng Long (Hà Nội), phủ kín cả mặt ngoài lan can Tháp Chương Sơn, có khi được
chạm rất sâu và thành những hình lớn xếp vây quanh các khu đất vuông và tròn ở Chùa
Giạm (Hà Bắc)...
Cùng là sóng nhưng có tới ba loại mà ở bất cứ đồ án nào cũng có hai loại sóng kết
hợp lại. Loại sóng chung cho mọi đồ án, gồm có một hoặc vài dây dàn ngang, uốn lượn
theo hình sin doãn nhịp nhàng, nếu nhiều dây thì cùng bước sóng nhưng độ cao khác
nhau tạo cảm giác ngọn sóng xô về trước, trong mỗi ngọn sóng cũng như giữa hai ngọn
sóng lại có những ngọn sóng phụ không chân. Loại sóng này được mọi người thống nhất
gọi là sóng nước. Trên đợt sóng nước, tùy từng di tích lại chạm một trong hai loại sóng
thắt chân hình nấm hoặc doãn chân hình núi, hai loại sóng sau chưa bao giờ cùng xuất
hiện trong một di tích. Ở di tích sớm như Chùa Phật Tích, dù trên bệ tượng Phật, tảng kê
chân cột hay trụ búp, dù chỉ một đợt hay tới năm đợt chồng nhau thì đều là sóng thắt chân
hình nấm. Mỗi ngọn sóng thường có ba lớp to nhỏ lồng nhau, mô típ sóng có từ hai đến
ba tầng tạo bởi những chỗ thắt gãy của đường cong parabol, cuối ngọn sóng bẻ gấp cong
vào tạo cho chân sóng kề tiếp bên. Sóng Chùa Giạm vẫn như sóng Chùa Phật Tích,
nhưng rồi có thể xem là cái cầu trung gian sóng vườn Bách Thảo Hà Nội vẫn thắt chân và
ba lớp, nhưng giữa ngọn sóng và chân sóng không gãy gấp nữa mà lượn ngược chiều từ
từ thu vào, và vẫn uốn võng bắc sang chân sóng kề tiếp bên. Đến sóng ở các Tháp
Chương Sơn, Tháp Đọi, và Chùa Bà Tấm... thuộc đầu thế kỷ XII tuy vẫn ba lớp lồng
nhau nhô cao nhưng kéo dài hơn, và các lớp từ trong ra có số tầng 1, 2 và 3 chân sóng mở
ra bắt liền sang sóng bên tạo thành những dây uốn lượn nhịp nhàng theo hình sin gẫy
khúc. Loại sóng thứ ba này từng ngọn có một hình núi, nhưng cả dãy dài lại gần với sóng
nước trong loại sóng cao đầu. Ở cả ba loại sóng, giữa 2 ngọn sóng chính bao giờ cũng lấp
ló ngọn sóng phụ. Ở mặt lan can bậc cửu Tháp Chương Sơn loại sóng doãn chân được
chồng chất tới 10 đợt trên một mặt đá gợi ra cả một sự mênh mông của biển cả hay trùng
điệp của núi rừng. Mỗi ngọn sóng va chạm ở chân nông và càng lên càng sâu dần, chúng
tiếp nhận ánh sáng khác nhau, tạo ra một sự chuyển động theo cả hai chiều ngang và dọc,
triền miên vô tận. Cái hình sóng ấy là biểu trưng của sóng nước (loại sóng hình sin), của
cây (loại sóng thắt thân hình nấm), của núi (loại sóng doãn chân hình núi) hay đều là
sóng nước, thì trong ý tưởng thẩm mỹ với sự xếp chồng cắp đôi cũng đều hàm chứa một
sức mạnh, một sự sống phát triển mà người đương thời mong cầu được phúc. Vì thế, trên
phần trang trí sóng, bao giờ cũng là phần trang trí hoa lá, rồng mây, dàn nhạc, chim hình
người thậm chí là tượng Phật...
Trong nhiều đồ án, dù dọc (ở diềm Tháp Chương Sơn và Đọi) hay ngang (ở bệ
tượng Chùa Phật Tích), hoặc nghiêng (ở lan can thành bậc cửa Chùa Bà Tấm và Chùa
Hương Lãng) phía trên của sóng thường là những hình hoa lá. Ở các đồ án hoa xếp dọc
phía dưới cùng thường có cây lan lá dài xòe sang hai bên; và ở góc giữa hai cuộn dây bao
lấy hoa sen hoặc hoa cúc, có bông hoa nhỏ đơn giản. Trên nền nổi giữa các ô rồng Tháp
Chương Sơn có những hoa dây tay leo loăn xoăn, mỗi khúc cuộn lại có một nhành quay
lại cuộn tròn trổ ra một bông hoa nhìn ngang đơn giản, ngoài những hoa lá trên, điển hình
là hoa lá trong Chùa Tháp ...