Bé bị bệnh - Bạn cần làm gì? Những dấu hiệu của sức khỏe; Khi nào cần đưa con tới bác sĩ? Cuốn sổ sức khỏe của bé; Khi bé nằm bệnh viện Bé bị bệnh - Bạn cần làm gì? Việc đầu tiên là quan sát Bé kỹ để nói cho bác sĩ biết những triệu chứng của bệnh. Vì ở bên con, nên các bà mẹ dễ nhận được ngay sự thay đổi bất thường qua nét mặt, tính tình, sự hoạt động của con. Ví dụ, bạn nhận thấy da của Bé bị mẩn đỏ chiều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chăm sóc khi bé bệnh Bé bị bệnh - Bạn cần làm gì? Chăm sóc khi bé bệnh Bé bị bệnh - Bạn cần làm gì? Những dấu hiệu của sức khỏe; Khi nào cần đưa con tới bác sĩ? Cuốn sổ sức khỏe của bé; Khi bé nằm bệnh việnBé bị bệnh - Bạn cần làm gì?Việc đầu tiên là quan sát Bé kỹ để nói cho bác sĩ biết nhữngtriệu chứng của bệnh. Vì ở bên con, nên các bà mẹ dễ nhậnđược ngay sự thay đổi bất thường qua nét mặt, tính tình, sựhoạt động của con. Ví dụ, bạn nhận thấy da của Bé bị mẩnđỏ chiều qua. Cần phải nói để bác sĩ biết, vì đợi đến sáng,khi bác sĩ có mặt thì da của Bé có thể lại bình thường rồi.Sau khi bác sĩ về, bạn cần phải tiếp tục theo dõi sự chuyểnbiến của bệnh và thực hiện những lời chỉ dẫn của bác sĩ đểchữa bệnh cho Bé.Sự có mặt của người mẹ bên con, góp phần không nhỏ tớiviệc trị bệnh cho Bé vì ngoài phần cho con uống thuốc theođơn của bác sĩ, tiếng nói, nụ cười và bàn tay của người mẹlàm cho Bé cảm thấy yên tâm.Những dấu hiệu của sức khỏe:KHI BÉ KHỎE MẠNH Trọng lượng của Bé bình thường. Nét mặt tươi tỉnh, mắt sáng. Khi bế Bé, bạn cảm thấymá Bé căng, mát. Bé tỏ ra vui vẻ, ham chơi, chú ý tới mọi ngưười vàmọi vật chung quanh. Bé ăn có vẻ ngon miệng, ngủ yên giấc. Phân bìnhthường.KHI BÉ BỆNH: Bé sút cân. Nét mặt tái, mắt quầng không có ánh mắt. Bé ngậm ngón tay khi ngủ, giấc ngủ không lâu. Békhông chú ý gì tới chung quanh. Bé luôn cựa quậy, giật mình, dễ quấy khóc. Bé khó ngủ. Bé không chịu ăn hoặc ăn ít. Không chịu uống hoặcđòi uống bất thường (vì cơn sốt làm cơ thể mất nước).Khi nào cần đưa con tới bác sĩ?Nhiều bà mẹ ngại đưa con tới bác sĩ, mà chỉ tới gặp bác sĩđể kể bệnh của con thôi. Vì những triệu chứng bệnh của trẻcó thể thay đổi từng giờ, nên việc kể bệnh như vậy chưa đủ.Từ ho tới sưng phổi, từ đi tướt tới tình trạng cơ thể bị thiếunước nhiều khi chỉ có một bước.Trẻ càng nhỏ, càng cần phải đưa ngay tới bác sĩ, mỗi khicháu sốt, ho, nôn ói, đi phân lỏng nhiều lần hay nhiều ngày.Kể cả những triệu chứng như bỗng nhiên quấy khóc màkhông rõ nguyên nhân, hay không chịu uống nước.Ðối với các cháu đã lớn thì có thể nhìn vào tình trạng tổngquát của sức khỏe, xem có điều gì đặc biệt không. Sốt caochưa chắc đã là dấu hiệu trầm trọng. Trái lại, hiện tượngđau từng cơn ở vùng bụng, lại là điều cần phải chú ý mà chỉcó bác sĩ mới tìm được nguyên nhân và hướng dẫn chữa trị.Tóm lại, nếu bạn định đưa cháu tới bác sĩ, hãy chuẩn bịtrước để trả lời một số câu hỏi có liên quan tới cháu về thânnhiệt, trạng thái phân và các nhận xét khác của bạn về cháubé. Cũng nên nói với bác sĩ rằng cháu có tiếp xúc với aicũng có những triệu chứng như cháu không để bác sĩ suynghĩ về một số bệnh lây lan. Trong lúc chờ đợi, chưa cóbác sĩ, hãy để cháu nghỉ ngơi, bình tĩnh. Tránh những nơiồn ào, nhiều tiếng động. Không nên cho cháu dùng bất kỳmột thứ thuốc gì nếu không được Bác sĩ hướng dẫn từtrước.Nếu cháu sốt, hãy cho cháu uống nước.Cuốn sổ sức khỏe của bé:Mỗi trẻ em cần được bố mẹ lập cho một cuốn sổ sức khỏe.Sổ này có bán sẵn ở các trung tâm y tế tại khoa nhi, hoặc cóthể phải làm lấy. Bố hoặc mẹ các cháu sẽ ghi lại tất cả cácđiều có liên quan tới Bé từ ngày mẹ Bé mang thai, ngàysinh, số cân nặng, chiều cao ở các độ tuổi của Bé, ngàymọc răng nào, ngày bắt đầu chập chững biết đi, ngày phảiuống thuốc trị bệnh gì, các bệnh đã mắc phải do bác sĩ chẩnđoán, các lần phải vào bệnh viện hoặc phải chữa trị đặcbiệt...Tất cả những điều được ghi trên, như một thứ lý lịch về sứckhỏe của cháu bé, sẽ giúp cho bác sĩ tìm được cách phòngbệnh, trị bệnh và săn sóc sức khỏe cho cháu bé một cáchđắc lực.Khi bé nằm bệnh viện:Ngày nay, việc một trẻ em phải nằm lại bệnh viện khôngcòn là một điều đáng lo lắng lắm. Bé nằm lại bệnh viện vìbị ốm, nhưng chưa chắc vì căn bệnh trầm trọng, sở dĩ bác sĩmuốn giữ Bé nằm viện là để dễ theo dõi và có điều kiệnlàm một số xét nghiệm mà thôi.Khác với thời trước, khi vào viện Bé phải tách rời với giađình, ngày nay, các bác sĩ và nhân viên bệnh viện lại mongbệnh nhân có bố, mẹ hay người nhà ở lại để săn sóc. Nhưvậy trẻ em vừa được ăn uống đầy đủ, vừa được yên tâm vềmặt tinh thần. Sự cộng tác giữa những người có chuyênmôn về khoa chữa trị với gia đình bệnh nhân, có tác dụngrất tốt đối với người bệnh.Cùng ở lại với con trong bệnh viện, các bà mẹ có thể hỏi ytá hoặc nhân viên phục vụ cháu, về: Nhiệt độ của cháu,dạng phân, tình hình sức khỏe nói chung... như thế nào làtốt để dự đoán về tình hình sức khỏe của cháu.Có thể hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị về: Căn bệnh của cháu bé. Sự diễn biến của bệnh sẽ như thế nào để biết trước. Sự điều trị sẽ lâu hay mau. Chế độ ăn uống của cháu cần như thế nào để dễ sănsóc. ...