Thông tin tài liệu:
Mục tiêu điều trị đối với bệnh Parkinson là vừa phải kiểm soát những triệu chứng càng lâu càng tốt vừa hạn chế tác dụng phụ
1.TỰ
CHĂM
SÓC
TẠI
NHÀ.
Quyết định tự chăm sóc tại nhà đối với những người bệnh Parkinson sẽ rất khó khăn. Ban đầu thì những triệu chứng rất mờ nhạt và người bệnh có thể tiếp tục cố gắng hoạt động được trong các sinh hoạt bình thường như ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo, uống thuốc và đi vệ sinh. Thực tế thì người bệnh còn có thể tiếp tục làm việc và tham gia những hoạt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chăm sóc và điều trị bệnh nhân parkinson.
Chăm sóc và điều trị bệnh
nhân parkinson.
Mục tiêu điều trị đối với bệnh Parkinson là vừa phải kiểm soát
những triệu chứng càng lâu càng tốt vừa hạn chế tác dụng phụ
1.TỰ NHÀ.
CHĂM SÓC TẠI
Quyết định tự chăm sóc tại nhà đối với những người bệnh
Parkinson sẽ rất khó khăn.
Ban đầu thì những triệu chứng rất mờ nhạt và người bệnh có thể
tiếp tục cố gắng hoạt động được trong các sinh hoạt bình thường
như ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo, uống thuốc và đi vệ sinh.
Thực tế thì người bệnh còn có thể tiếp tục làm việc và tham gia
những hoạt động khác của xã hội.
Sau một thời gian, khi những triệu chứng bệnh tiến triển đến
mức báo động. Tuy nhiên chúng ta không thể nào dự đoán trước
triệu chứng nào sẽ trở nên chính yếu và làm cho bệnh nhân suy
yếu nhiều nhất. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc sắp xếp và
lên kế hoạch chăm sóc trong tương lai. Tuy nhiên, một kế hoạch
đầy đủ dành chăm sóc cho người bệnh tại nhà vẫn được xem là
khả thi.
Cần phải xác định mức độ chăm sóc cần thiết và nguồn tài
chính dùng cho việc này. Cũng cần phải chỉ định người
chăm sóc thích hợp, tốt nhất là chọn người không phải
vướng bận gia đình nhiều.
Nhu cầu của người bệnh Parkinson sẽ tăng lên theo thời
gian và yêu cầu đối với người chăm sóc cũng sẽ cao hơn.
Người bệnh sẽ bị mất khả năng sống độc lập, nấu ăn, lái xe
hoặc thậm chí sử dụng phương tiện công cộng. Do đó
người chăm sóc sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Căn nhà cần phải rộng đủ để thỏa mãn được những nhu cầu
của người bệnh. Cần phải có những dụng cụ đặc biệt như
khung tập đi, xe lăn, tủ cạnh giường. Với mục đích an
toàn, những vật nguy hiểm và dễ vỡ cũng phải được cất đi.
Ngay cả thuốc dùng để điều trị cũng không nên để trong
tầm tay người bệnh nếu như đã có xuất hiện triệu chứng lú
lẫn.
Cũng như mọi thứ khác, nhu cầu cũng thay đổi theo từng
người. Có thể người này chỉ cần sự hỗ trợ vừa phải nhưng
những người khác lại cần sự hỗ trợ hoàn toàn.
2.ĐIỀU TRỊ
Mục tiêu điều trị đối với bệnh Parkinson là vừa phải kiểm
soát những triệu chứng càng lâu càng tốt vừa hạn chế tác dụng
phụ. Các biện pháp điều trị có thể kiểm soát tốt trong khoảng từ
4 đến 6 năm. Sau đó bệnh sẽ tiến triển bất chấp các biện pháp
điều trị, và có nhiều trường hợp xuất hiện các biến chứng lâu dài
như sự dao động và mất kiểm soát cơ (dyskinesia). Ngoài ra
nguyên nhân của sự tàn tật trong giai đoạn muộn còn bao gồm
cả mất khả năng giữ thăng bằng và thay đổi trạng thái tâm thần.
Bác sĩ sẽ chọn cách điều trị tốt nhất tùy thuộc vào những triệu
chứng nổi bật của bệnh nhân.
Nội khoa
Sử dụng các loại thuốc bảo vệ các neuron thần kinh sản xuất ra
Dopamin
Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy selegiline (Eldepryl) có
tác dụng bảo vệ các neuron sản xuất Dopamin
Selegiline được sử dụng trong giai đoạn sớm của bệnh với
hy vọng nó sẽ làm chậm lại tốc độ thoái hóa các neuron
dopamin