Chàm sữa ở em bé Tôi có đứa con trai 7 tuổi, lúc 2 tuổi cháu hay bị sài ở đầu, chàm ở mặt, điều trị da liễu nhiều mà vẫn chưa khỏi. Nay cháu vẫn bị ở tay chân, đặc biệt nhất là mỗi lẫn muỗi hoặc kiến cắn vào chân hoặc tay thì nổi mụn nhọt có nước và lở ra, viêm loét. Gia đình bôi thuốc xanh thì khỏi (nhưng vẫn bị sẹo), nhất là mùa khô nắng. Chúng tôi đã đi khám nhiều bệnh viện nhi nhưng kết quả chưa khả quan. Nay cho tôi hỏi,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chàm sữa ở em bé Chàm sữa ở em béTôi có đứa con trai 7 tuổi, lúc 2 tuổi cháu hay bị sài ởđầu, chàm ở mặt, điều trị da liễu nhiều mà vẫn chưakhỏi. Nay cháu vẫn bị ở tay chân, đặc biệt nhất là mỗilẫn muỗi hoặc kiến cắn vào chân hoặc tay thì nổi mụnnhọt có nước và lở ra, viêm loét. Gia đình bôi thuốcxanh thì khỏi (nhưng vẫn bị sẹo), nhất là mùa khônắng.Chúng tôi đã đi khám nhiều bệnh viện nhi nhưng kếtquả chưa khả quan. Nay cho tôi hỏi, bệnh của cháucó phải bệnh viêm da cơ địa không và biện pháp điềutrị như thế nào?(Bạn đọc)- Trả lời của phòng mạch online:“Sẩy ở đầu và chàm ở mặt lúc cháu 2 tuổi” thật ra làcùng một bệnh chàm sữa. Bởi vì rôm sẩy là do tìnhtrạng bít tắc các tuyến tiết mồ hôi nước của da. Tổnthương của rôm sẩy là các mụn nước li ti trên nền dađỏ, rời rạc hoặc hợp lại thành đám lớn khi bệnh nặngdần; thường xuất hiện ở trán, lưng, ngực; vào mùanóng. Bệnh có thể tự khỏi khi giữ cơ thể bé đượcsạch sẽ và thoáng mát.Trong trường hợp này thì như bạn đã mô tả, da củabé có những đặc điểm sau:1. Tổn thương là các mụn nước nhỏ trên nền da đỏ,có thể rỉ dịch hay “lở ra”, trên da đầu và mặt2. Thuộc cơ địa dị ứng bởi vì sẽ nổi mụn nước, lở ra,viêm loét sau khi bị côn trùng cắn3. Bệnh kéo dài từ lúc bé 2 tuổiVới các biểu hiện như trên thì tình trạng da của bé rấtphù hợp với bệnh chàm thể tạng hay còn gọi là viêmda thể tạng.Từ 2 tháng đến 2 tuổi được gọi là chàm sữa. Tổnthương là các mẫn đỏ có mụn nước và rỉ dịch ở mặt,da đầu, cổ; một số bé có da rất khô.Bệnh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi sau 4 tuổi.Trong một số trường hợp, bệnh tiếp tục tiến triểnthành chàm thể tạng ở người lớn. Tổn thương ít rỉdịch hơn; khu trú ở các nếp gấp lớn ở cổ, chân, tay;thường kèm các mẩn đỏ, vết cào gãi, khô da và dầyda rải rác ở các chi.Đây là một bệnh dị ứng do cơ địa. Do đó mục đíchđiều trị là nhằm bình thường hóa làn da, kéo dàikhoảng thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát, chứkhông giải quyết triệt để được nguyên nhân gốc.Bé cần được chăm sóc và điều trị như sau:1. Giữ cho môi trường xung quanh bé không quánóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh;đồng thời cũng giữ cho môi trường không quá khô,chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh thì nênđể thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trongphòng;2. Tránh để bé đổ mồ hôi ẩm ướt;3. Tránh dùng các thuốc bôi hoặc quần áo gây bít tắchoặc gây kích thích như bôi dầu, thuốc không theochỉ định của bác sĩ chuyên khoa, hoặc mặc quần áobằng chất liệu len, sợi tổng hợp;4. Không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà bông tắm chobé có chứa chất tẩy rửa, chỉ nên dùng các loại sửatắm không chứa xà bông như Cetaphil, Saforell,Physiogel…5. không nên chủng ngừa cho bé hoặc để bé tiếp xúcvới những người mới vừa được chủng ngừa;6. Giữ cho da bé luôn được ẩm mịn bằng cách bôi cácchất giữ ẩm mỗi ngày hai lần và đặc biệt là vừa saukhi tắm bé;7. Không cho bé ăn các thức ăn dễ dị ứng như trứng,đồ lên men, đậu phộng, cà chua, đồ biển…8. Khị tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì cóthể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu nhưMilian, Eosin…9. Khi tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì có thể bôicác loại kem chứa corticosteroid nhẹ trong thời gianngắn (7 - 10 ngày);10. Khi tổn thương da khô, dầy sừng nhiều thì có thểdùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợpchất tiêu sừng như salicylic acid.