Danh mục

CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU Tổn thương hệ thần kinh - Phần 1

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 157.81 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ thần kinh có đặc điểm giải phẫu chức năng đặc trưng là sự biệt hóa rất cao. Mỗi một vùng giải phẫu của hệ thần kinh khi bị tổn thương sẽ xuất hiện những rối lọan chức năng trên lâm sàng biểu hiện là những hội chứng hoặc triệu chứng nhất định, căn cứ vào đó, với kỹ năng thăm khám lâm sàng điêu luyện, với kiến thức tổng hợp, với tư duy lâm sàng nhậy bén và sắc sảo các chuyên gia sẽ suy luận ngược lại và xác định được vị trí vùng tổn thương. Phương pháp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU Tổn thương hệ thần kinh - Phần 1 CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU Tổn thương hệ thần kinh Phần 1I. CƠ SỞ CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU- Hệ thần kinh có đặc điểm giải phẫu chức năng đặc trưng là sự biệt hóa rất cao.Mỗi một vùng giải phẫu của hệ thần kinh khi bị tổn thương sẽ xuất hiện những rốilọan chức năng trên lâm sàng biểu hiện là những hội chứng hoặc triệu chứng nhấtđịnh, căn cứ vào đó, với kỹ năng thăm khám lâm s àng điêu luyện, với kiến thứctổng hợp, với tư duy lâm sàng nhậy bén và sắc sảo các chuyên gia sẽ suy luậnngược lại và xác định được vị trí vùng tổn thương. Phương pháp luận đó được gọilà “Chẩn đoán định khu” .- Chẩn đoán định khu là môn khoa học về phương pháp xác định vùng tổn thươngtrong hệ thần kinh. Đây là phương pháp tiếp cận chẩn đoán xác định vị trí ổ bệnhlý chứ không phải xác định những trung tâm chức năng sinh lý. Chẩn đóan địnhkhu là công việc rất đặc trưng trong tư duy lâm sàng thần kinh. Dựa trên cơ sởkiến thức giải phẫu, sinh lý, căn cứ vào các triệu chứng và hội chứng trên lâm sàngvà các kết quả chẩn đoán bổ trợ, trong đa số trường hợp, có thể chẩn đoán vị trí ổtổn thương chính xác tới vài milimet (Đặng Đình Huấn).- Trên lâm sàng, chẩn đoán định khu có vai trò rất to lớn như sau: + Là cơ sở để các bác sĩ cho chỉ định các phương pháp chẩn đoán bổ trợđược chính xác, nhất là chỉ định các vị trí cần được khaỏp sát bằng chẩn đoán hìnhảnh. + Dựa vào chẩn đoán định khu tổn thương mà các nhà ngoại khoa thầnkinh có thể lập kế hoạch cho chương trình phẫu thuật một bệnh nhất định củamình. + Góp phần xác định được phần nào bản chất của một quá trình bệnh lý. + Giúp các nhà lâm sàng có thể tiên lượng được tiến triển của bệnh...- Một chẩn đoán chuyên ngành thần kinh không thể không có phần chẩn đoán địnhkhu.II. CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU TỔN THƯƠNG NÃO2.1. TỔN THƯƠNG VỎ NÃO2.1.1. Tổn thương thùy trán2.1.1.1. Tổn thương hồi trước trung tâm (gyrus praecentralis) c òn gọi là hồitrán lên (có hai triệu chứng đặc trưng):- Liệt nửa người toàn thể (chân năng hơn tay nếu tổn thương phần trên, tay nặnghơn chân nếu tổn thương phần dưới hồi trán lên) hoặc từng phần chi thể bên đốidiện. Trong trường hợp liệt từng phần, nếu chỉ liệt chân là do tổn thương 1/3 trêncủa hồi, chỉ liệt tay là do tổn thương 1/3 giữa của hồi và chỉ liệt 1/4 dưới mặt là dotổn thương 1/3 dưới của hồi. Cũng có khi không liệt mà chỉ có tăng phản xạ gânxương.- Co giật kiểu động kinh (có hể là cơn Bravais - Jackson) ở nửa người bên đốidiện. Bệnh nhân bị co giật phần chi thể bị liệt, trong nhiều tr ường hợp co giật bắtđầu ở một chi sau đó chuyển sang các khu vực khác cùng bên theo trật tư như cáctrung tâm vận động được sắp đặt trên hồi. Người ta gọi sự lan truyền đó của cogiật là hành trình Jackson.2.1.1..2. Tổn thương hồi trán II-Tổn thương phần sau hồi trán II gây các triệu chứng sau ở nửa người bên đốidiện: + Tổn thương kích thích gây quay đầu - mắt về phia đối diện (Déviationconjugeé). + Tổn thương hủy hoại gây quay đầu mắt về phía bán cầu có ổ tổn th ương.- Tổn thương vùng giữa hồi trán II và hồi trán lên bán cầu trội gây mất viết.2.1.1.3. Tổn thương hồi trán III bán cầu trội Tổn thương phần sau của hồi trán III gây mất vận động ngôn ngữ (diệnBroca).2.1.2. Tổn thương thùy đỉnh2.1.2.1. Tổn thương hồi sau trung tâm (gyrus postcentralis) còn gọi là hồi đỉnhlên, có các triệu chứng sau ở nửa người bên đối diện:- Giảm hoặc mất cảm giác ở một nửa người (cũng có khi chỉ ở một chi =monohypesthesia).- Các cơn dị cảm.2.1.2.2. Tổn thương hồi trên bờ (phía sau - dưới thùy đỉnh bán cầu trội = diện40) gây mất sử dụng động tác (apraxia).2.1.3. Tổn thương thùy thái dương2.1.3.1. Tổn thương phần sau hồi thái dương trên (hồi thái dương I) bán cầutrội (diện 41, 42 hay vùng Wernike) gây mất ngôn ngữ giác quan (hay mất ngônngữ Wernike).2.1.3.2.. Tổn thương vùng sau hồi thái dương giữa và dưới (hồi thái dương II,III, diện 37) gây rối loạn ngôn ngữ quên.2.1.4. Tổn thương thùy chẩm2.1.4.1. Tổn thương vùng trước thùy chẩm bán cấu trội(diện 19 và 39) gây mấtđọc.2.1.4. 2. Tổn thương hồi chêm, vùng khe cựa (Sulcus calcarinus) Khi tổn thương gây những cơn rối loạn nhận thức thị giác kéo dài khỏang 5-15 phút cụ thể như sau:- Kích thích gây ám điểm (thường là ảo thị) thóang qua ở dạng đom đóm mắt, thấysơ đồ pháo đài (Fortification à la Vauban), đốm lửa hình sao, ánh sáng lóa, điểmsáng sau đó là đám tối.- Phá hủy gây bán manh (mất một phần thị tr ường) cùng tên hai bên phía đối diệnvới tổn thương. Nếu tổn thương vùng khe cựa gây bán manh góc (tổn thương diện17), tổn thương góc trên gây bán manh dưới và ngược lại, tổn thương góc dướigây bán manh trên.2.2. TỔN THƯƠNG DƯỚI VỎ2.2.1. Tổn thương bao trong- Liệt nửa người và- Liệt dây VII kiể ...

Tài liệu được xem nhiều: