Danh mục

Chẩn đoán học

Số trang: 60      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.05 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chẩn đoán học của Y học cổ truyền là dùng các phương pháp Tứ chẩn : nhìn, nghe, hỏi, sờ nắn, bắt mạch để khai thác các triệu chứng bệnh rồi căn cứ vào Bát cương qua vị trí (Biểu lý), tính chất (hàn nhiệt), trạng thái (hư thực) và xu hướng chung (âm dương) của bệnh để quy nạp thành các hội chứng các tạng phủ, kinh lạc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chẩn đoán học CHẨN ĐOÁN HỌC Chẩn đoán học của Y học cổ truyền là dùng các phương pháp Tứ chẩn: nhìn, nghe, hỏi, sờ nắn, bắt mạch để khai thác các triệu chứng bệnh rồi căncứ vào Bát cương qua vị trí (Biểu lý), tính chất (hàn nhiệt), trạng thái (hưthực) và xu hướng chung (âm dương) của bệnh để quy nạp thành các hộichứng các tạng phủ, kinh lạc... Nội dung chẩn đoán học của Y học cổ truyền gồm : - Tứ chẩn : 4 phương pháp để khám bệnh : vọng (nhìn), văn (nghe),vấn (hỏi), thiết (xem mạch, sờ nắn. - Bát cương : 8 cương lĩnh để chẩn đoán vị trí (Biểu lý), tính chất (hànnhiệt), trạng thái (hư thực) và xu thế chung của bệnh (âm dương). - Các hội chứng về bệnh. TỨ CHẨN Tứ chẩn là 4 phương pháp nhìn, nghe, hỏi và sờ nắn, xem mạch để tậphợp được đầy đủ các triệu chứng đang biểu hiện trên người bệnh. Sự tập hợp triệu chứng đầy đủ, sẽ giúp người thầy thuốc hệ thống hóađược dễ dàng, để thực hiện việc chẩn đoán bệnh thuộc hội chứng nào củaBát cương, bệnh của tạng phủ, kinh lạc nào, do nguyên nhân nào gây ra. Từđó mà quyết định phương pháp điều trị cho thích hợp. 1. VỌNG a) Vọng (Nhìn) Quan sát tỉ mỉ thần, sắc, hình thái, mặt, lưỡi... của người bệnh, sẽ giúpthầy thuốc sơ bộ thấy cần đi sâu, nắm vững những vấn đề gì để biết đượctình hình bệnh tật trong cơ thể phản ánh ra ngoài. Y học cổ truyền rất chútrọng đến việc xem xét các bộ phận ở mặt, mắt, lưỡi... vì có quan hệ nhiềuvới các tạng phủ. - Xem thần : Thần là sự hoạt động về tinh thần, ý thức và sự hoạtđộng của các tạng phủ bên trong cơ thể, biểu hiện ra bên ngoài. + Còn thần : Mắt sáng, tỉnh táo, hoạt động có ý thức ... là dấu hiệuchính khí chưa suy sụp, bệnh nhẹ, chữa dễ và có khả năng khỏi. + Mất (thất) thần : Tinh thần mỏi mệt, thờ ơ, nói không đủ sức... làdấu hiệu chính khí suy, bệnh nặng, khó chữa hoặc chữa lâu ngày. Do đó, thiên Thiên Niên (LKhu 55) viết : Còn thần thì sống, mấtthần thì chết. Một số người bệnh trạng thái nặng, bệnh lâu ngày, cơ thể quá suy yếuđột nhiên tinh thần tỉnh táo, muốn ăn uống, gò má đỏ là dấu hiệu chính khímuốn thoát, bệnh tình nguy hiểm, Y học cổ truyền gọi là hiện tượng Hồiquang phản chiếu hoặc Giả thần. 2.. XEM SẮC Thường xem sắc ở mặt, người bình thường sắc mặt sẽ tươi nhuận,ngược lại khi có bệnh thường có sự thay đổi, căn cứ trên những sự thay đổiđó có thể biết được phần nào trạng thái bệnh lý ở tạng phủ liên hệ. - Sắc đỏ : hỏa sinh nhiệt, do đó, sắc đỏ biểu hiện cho sự viêm nhiệt.Tuy nhiên cần phân biệt giữa thực nhiệt và hạ nhiệt. + Thực nhiệt gây đỏ bừng cả mặt, kèm theo sốt cao, sốt toàn thân. + Hư nhiệt, chỉ ửng đỏ ở 2 gò má, người gai rét chứ không sốt, thườnggặp trong các chứng âm hư. - Sắc vàng : Thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận (TVấn 5) ghi : Sắc vàng là sắc của Tỳ, Tỳ hư kém, sắc vàng sẽ đục tối khác với sắc vàngtươi nhuận của Tỳ khí sung mãn, Tỳ ố thấp, Tỳ ứ không kiện được thủythấp, thủy thấp đình trệ lại, khí huyết giảm sút, da không được nuôi dưỡngnên có màu vàng. Chứng vàng da (Hoàng đản), sắc vàng tươi sáng là do thấp nhiệt (vàngda do nhiễm khuẩn), nhưng sắc vàng tối là do hàn thấp (vàng da do ứ mật,tan huyết). - Sắc trắng thường do hư, hàn, thiếu máu. - Sắc đen xám, u tối thường do thận hư, thận hư tinh khí suy kiệt,không vận hóa được thủy thấp làm máu huyết ngưng trệ gây ra xám đen. Nhìn vào đồ hình Thái cực áp dụng trên khuôn mặt, áp dụng màu sắcvào để xem ta thấy : + Cằm : tượng trưng cho thận, nếu thấy màu đen xám là dấu hiệu thủycủa thận suy. + Trán tượng trưng cho tâm, thấy có màu đen xám là dấu hiệu thủycủa tâm suy... Căn cứ vào màu sắc, vị trí các bộ phận tương ứng, có thể biết được rồiloạn bệnh lý ở cơ quan tạng phủ liên hệ. 3. XEM HÌNH THÁI (Hình Dáng, Tư Thế, Cử Động) Xem hình dáng để biết tình trạng sức khỏe của tạng phủ, qua các biểuhiện có liên hệ đối với cơ quan tạng phủ đó. Thí dụ : Xem da lông để biết trạng thái của Phế (Phế chủ da lông),xem răng để biết trạng thái của thận (Vì thận chủ xương, răng...). Xem tư thế cử động của người bệnh để biết trạng thái tổng quát thuộcâm hay dương chứng. Thí dụ : người bệnh ưa rên rỉ, hay cáu gắt... thuộcdương chứng. Người bệnh thích nằm yên, không ưa ánh sáng, tiếng động...thuộc âm chứng. 4. XEM MŨI Chủ yếu xem hình dạng của mũi để chẩn đoán trạng thái hư yếu hoặcbất thường của phế vì phế khai khiếu ở mũi. Thí dụ : 2 cánh mũi phập phồng, do Mộc đó phế vượng (hay gặp trongchứng viêm phổi, hen suyễn...). Ngoài ra, có thể dựa vào nước mũi để chẩn đoán tình trạng rối loạn :chảy nước mũi trong là dấu hiệu thủy của phế suy, hay gặp trong chứng cảmphong hàn... 5. XEM MÔI Môi đỏ hồng là nhiệt, môi nhợt nhạt là huyết hư, môi xa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: