Việc chẩn đoán quyết định bệnh lao, hiện nay vẫn phải dựa vào những bằng chứng xác định sự có mặt của trực khuẩn lao ( BK ) ở nơi tổn thương, bằng cắc kỹ thuật nuôi cấy hoặc mô bệnh. - Không có triệu chứng lâm sàng và Xquang đặc thù cho lao phổi, vì nhiều bệnh khác cũng có những triệu chứng như vậy. - Tìm thấy tổ chức hoại tử bã đậu ở giải phẫu bệnh lý tổn thương, cũng chưa thể khẳng định là lao, vì nó còn gặp trong các bệnh u hạt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chẩn đoán lao phổi (Kỳ 1) Chẩn đoán lao phổi (Kỳ 1) 1. Đại cương: - Việc chẩn đoán quyết định bệnh lao, hiện nay vẫn phải dựa vào nhữngbằng chứng xác định sự có mặt của trực khuẩn lao ( BK ) ở nơi tổn thương, bằngcắc kỹ thuật nuôi cấy hoặc mô bệnh. - Không có triệu chứng lâm sàng và Xquang đặc thù cho lao phổi, vì nhiềubệnh khác cũng có những triệu chứng như vậy. - Tìm thấy tổ chức hoại tử bã đậu ở giải phẫu bệnh lý tổn thương, cũngchưa thể khẳng định là lao, vì nó còn gặp trong các bệnh u hạt ( Sacôiđôzơ, gômgiang mai, nấm , bụi phổi Beryl, Mycobacteria không điển hình... ) - Đã từ lâu người ta mong muốn có huyết thanh chẩn đoán đặc hiệu. Năm1979 Arif L.A. và cộng sự nghiên cứu thấy những người có HLA - DR2 , HLA-BW 15(+) tính thì tỷ lệ mắc lao gấp 8 lần người (-) tính. - Các phương pháp chẩn đoán lao phổi gồm: lâm sàng, Xquang , vi sinhhọc, phản ứng mantoux và BCG, nội soi, mô bệnh, tế bào học, các xét nghiệm máuvà dịch màng phổi, điều trị thử để chẩn đoán. Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh màáp dụng tổng hợp các biện pháp chẩn đoán lao phổi 2. Các phương pháp chẩn đoán lao phổi: 2.1. Chẩn đoán lâm sàng: tuy chỉ cho hướng chẩn đoán, nhưng nó làphương pháp rất cần thiết, đặc biệt ở tuyến y tế cơ sở 2.1.1. Tiền sử: Cần tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của lao phổi: tiếp xúc vớibệnh lao, bị mắc các bệnh : đái tháo đường, tràn dịch màng phổi, dùng Corticoidkéo dài, chấn thương ngực, sức ép, tiêm chích ma tuý, mổ cắt dạ dầy, viêm đạitràng mạn... 2.1.2. Bệnh sử: - Khai thác các triệu chứng toàn thân gợi ý một hội chứng nhiễm độc lao:mệt mỏi, ăn kém, mất ngủ, sút cân, sốt chiều , mồ hôi trộm. Tuy nhiên các triệuchứng này không đặc hiệu vì nó còn gặp trong nhiều bệnh khác . - Chú ý các triệu chứng cơ năng như: ho kéo dài trên 2 tuần mà điều trịkháng sinh không kết quả. Ho máu tuỳ mức độ, máu tươi hoặc máu cục, nhưngthường có đuôi khái huyết. Có thể ho đờm màu xanh, màu vàng hoặc như chất bãđậu. Đau ngực vùng đỉnh phổi. Khó thở khi bệnh nặng. Nhưng có thể không cótriệu chứng gì, do bệnh nhân không để ý, hoặc bị che lấp bởi các triệu chứng củacác bộ phận khác cũng bị tổn thương. - Triệu chứng thực thể: trong lao phổi 92% tổn thương khu trú vùng đỉnhphổi, do đó các dấu hiệu khám được ở vùng đỉnh phổi có giá trị gợi ý lao phổi.Cần lưu ý một số hội chứng đông đặc điển hình hoặc không điển hình, hay hôịchứng hang khu trú ở vùng đỉnh phổi. Nhưng các triệu chứng thực thể thườngnghèo nàn, đối lập với diện tích tổn thương trên Xquang. Có thể khám phổi khôngcó triệu chứng thực thể gì, điều này chiếm 12 -30% các lao phổi. 2.2. Chẩn đoán Xquang: - Xquang là biện pháp không thể thiếu trong chẩn đoán lao phổi. Tuy nókhông phải là biện pháp chính xác nhưng nó có giá trị gợi ý và cho hướng chẩnđoán lao phổi. - Những dấu hiệu tổn thương sau đây gợi ý lao phổi: . Tốn thương nốt: hạt kê ( đường kính < 2mm ), nốt nhỏ ( 2-5 mm ), nốt lớn( 5- . Tổn thương hang: hang nhỏ ( đường kính < 2 cm ) , hang lớn ( ³ 4 cm ) ,hang khổng lồ ( ³ 6 cm ) trong lao phổi thường gặp tổn thương hang. . Tổn thương xơ: trong tổn thương lao thường có xơ hoá. Cần tìm dấu hiệukéo rốn phổi, co kéo rãnh liên thuỳ bé, cơ hoành, khí quản các khoảng gian sườnhoặc dầy dính màng phổi. Là những dấu hiệu nói lên tiến triển mạn tính của bệnh. . Vôi hoá: gặp trong các lao cũ và mạn tính, hoặc di chứng lao ổn định. Các tổn thương trên có thể phối hợp với nhau và thường khu trú ở đỉnh phổihoặc các phân thuỳ đỉnh của thuỳ dưới ( phân thuỳ VI ), với đặc điểm lan tràn theo3 đường: đường máu và bạch huyết ( từ đỉnh phổi này lan sang đỉnh phổi kia ),đường phế quản ( lan tràn chéo từ đỉnh phổi bên này sang đáy phổi bên kia ),đường tiếp cận ( sang các phân thuỳ khác hoặc màng phổi ). - Những kỹ thuật Xquang thường áp dụng trong chẩn đoán lao: + Chiếu điện ( ngày nay ít sử dụng ): lợi ích của chiếu điện là quan sát tổnthương khi phổi đang hoạt động, nhằm xác định vị trí tổn thương có thể chẩn đoánnhanh và kiểm tra hàng loạt người một lúc giúp cho phát hiện lao ở tuyến cơ sở.Nhưng chiếu điện dễ bỏ sót các tổn thương nhỏ như: lao huỵêt, lao kê và lao thâmnhiễm diện hẹp. + Chụp Xquang chuẩn ( bệnh nhân đứng cách xa bóng Roenghen 1,8m ) tưthế thẳng và nghiêng phải hoặc nghiêng trái. Dựa vào phim thẳng và nghiêng cóthể xác định được vị trí và tính chất tổn thương ( hang, u lao, thâm nhiễm ). Đây làkỹ thuật thường được áp dụng trong chẩn đoán lao phổi. + Chụp cắt lớp ( Tomographie ) để phát hiện hoặc xác định các u hoặc hangmà phim chuẩn thẳng nghiêng không thấy rõ. Nhất là để kiểm tra lần cuối sau đợtđiều trị lao phổi, mà nghi ngờ vẫn còn hang. Có thể cắt được các lớp từ 0,5-1cm,từ sau ra trước. ...