Danh mục

Chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và suy tim mạn:

Số trang: 73      Loại file: pdf      Dung lượng: 32.00 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Khuyến cáo của Hội Tim mạch Quốc gia về chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và suy tim mạn" sẽ thông tin đến bạn về các bệnh tim mạch đồng mắc, bệnh đồng mắc không do tim mạch, các tình trạng đặc biệt của tim mạch,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết phần 2 cuốn sách tại đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và suy tim mạn:10 Các bệnh tim mạch đồng mắc10.1 Loạn nhịp và các rối loạn dẫn truyền10.1.1 Rung nhĩ Rung nhĩ và suy tim thường đi kèm với nhau. Tỷ lệ bệnh nhân suy tim bị rung nhĩ giatăng theo tuổi và độ nặng của suy tim. Khi rung nhĩ gây ra suy tim, bệnh cảnh lâm sàng củabệnh nhân có vẻ tốt hơn khi so sánh với những nguyên nhân gây suy tim khác (bệnh cơ tim donhịp nhanh). Ngược lại, bệnh nhân suy tim mạn tính mắc rung nhĩ có tiên lượng xấu hơn, vớitỷ lệ đột quỵ và tử vong cao hơn. Hình 18 tóm tắt các bước tiếp cận bệnh nhận suy tim với rung nhĩ kèm theo, bao gồm: (1) Nhận diện và điều trị nguyên nhân hoặc yếu tố khởi phát rung nhĩ (2) Điều trị suy tim (3) Phòng ngừa biến cố do thuyên tắc mạch (4) Chiến lược kiểm soát tần số thất (5) Chiến lược kiểm soát nhịp tim • Nhận diện yếu tố khởi phát và điều trị suy tim Cần sớm nhận diện và điều trị các yếu tố có thể là nguyên nhân khởi phát rung nhĩ nhưcường giáp, rối loạn điện giải, tăng huyết áp không kiểm soát, bệnh van hai lá, các bệnh lýnhiễm trùng. Nên sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị tình trạng suy tim sung huyết nặng lên liênquan đến rung nhĩ; bớt suy tim sung huyết có thể giúp giảm tần số thất và tăng khả năng quaylại nhịp xoang. Điều trị suy tim với thuốc ức chế men chuyển (ACEi) hoặc bằng điều trị táiđồng bộ tim (CRT) có thể làm giảm nguy cơ khởi phát rung nhĩ. • Phòng ngừa biến cố do thuyên tắc mạch Cần tầm soát huyết khối trong buồng tim (tâm nhĩ, tiểu nhĩ) tất cả bệnh nhân rung nhĩmạn. Trừ khi có chống chỉ định, tất cả bệnh nhân suy tim kèm rung nhĩ (cơn, bền bỉ hoặc mạntính) cần được điều trị với thuốc kháng đông uống dài hạn. Thuốc kháng đông đường uống vớitác động trực tiếp (DOAC) có nhiều ưu điểm hơn so với thuốc kháng vitamin K (VKA) ở bệnhnhân rung nhĩ (ngoại trừ trường hợp hẹp van hai lá và/hoặc bệnh nhân đã phẫu thuật thay vantim cơ học); DOAC có tác dụng phòng ngừa biến cố do thuyên tắc tương đương nhưng nguycơ xuất huyết nội sọ ít hơn VKA. Bít tiểu nhĩ bằng dụng cụ có thể được chỉ định cho nhómbệnh nhân suy tim kèm rung nhĩ nhưng không sử dụng thuốc kháng đông được. 83 Điều trị rung nhĩ trên bệnh nhân suy tim PSTMG Thuốc kháng đông để phòng ngừa biến cố tắc mạch (Loại I) Điều trị yếu tố khởi phát (Loại I) Tối ưu hóa các liệu pháp điều trị suy tim (Loại I) Huyết động không ổn định C K Kiểm soát nhịp Kiểm soát tần số ECV Chẹn Beta (Loại I) (Loại IIa) Digoxin/digitoxi Nhịp xoang K n (Loại IIa) Amiodarone i.v. (Loại IIa) C Triệu chứng cải thiện C K Theo dõi Kiểm soát nhịp Kiểm soát nhịp Triệt đốt TMP Triệt đốt TMP (Loại IIa) (Loại IIa) Amiodarone i.v. Amiodarone (Loại IIb) (Loại IIb) ECV (Loại IIb) Kiểm soát tần số Triệt đốt nốt AV (Loại IIb) K Nhịp xoang C Hình 18. Điều trị rung nhĩ trên bệnh nhân suy timNốt AV: Nốt nhĩ thất; ECV: sốc điện chuyển nhịp; i.v: đường tĩnh mạch; TMP: tĩnh mạch phổi; PSTMG: phân suất tống máu giảm. Màu của mức độ khuyến cáo: Xanh lá cây Class I; Vàng Class IIa; Cam Class IIB; Đỏ Class III. • Kiểm soát tần số thất (Rate control) Chưa có kết luận rõ ràng cho chiến lược kiểm soát tần số thất ở bệnh nhân suy tim vàrung nhĩ. Dữ liện từ nghiên cứu RACE II(64) cũng như số liệu gộp của RACE và AFFIRM khôngcho thấy sự khác biệt đáng kể về tiên lượng bệnh nhân khi so sánh 2 chiến lược- kiểm soát tầnsố không quá chặt chẽ (tần số tim khi nghỉ < 110 nhịp một phút) so với kiểm soát tần số rất chặtchẽ (tần số tim khi nghỉ < 80 nhịp một phút, < 110 nhịp một phút khi gắng sức vừa). Trong cácnghiên cứu quan sát, tần số tim cao hơn có liên quan đến tiên lượng xấu hơn.84 Thuốc ức chế beta có thể được sử dụng hiệu quả và an toàn trong chiến lược kiểm soáttần số thất ở bệnh nhân suy tim với phân suất tống máu giảm (HFrEF) hoặc suy tim với phânsuất tống máu giảm nhẹ (HFmrEF). Có thể xem xét sử dụng thêm digoxin khi tần số thất vẫncao mặc dù đã sử dụng thuốc ức chế beta hoặc trong trường hợp bệnh nhân có chống chỉ địnhhoặc không dung nạp thuốc ức chế beta. Ở bệnh nhân suy tim NYHA IV và/hoặc huyết độngkhông ổn định, có thể sử dụng amiodarone tiêm tĩnh mạch để làm giảm tần số thất. Chưa ...

Tài liệu được xem nhiều: