Danh mục

CHANDA HAY NHỊP ĐIỆU

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.90 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chanda nghĩa là cái gì nâng cao, cái gì buộc vạn vật phải động đậy, phải hài hòa trong niềm phấn chấn, mừng vui.Nhịp điệu, trong một ý nghĩa của nó, chính là cái mà ta gọi bằng chữ Phạn là Hladini Shskti, tức Sức Hoan Hỉ.Thiên Panchadasi (chương II, tiết 59) có nói về Sức Hoan Hỉ như sau: "Nó là cho Tâm cử động... Không có nó, Tâm sẽ nằm ì".Tâm bất động khi Sức Hoan Hỉ chưa đặt mình lên nó, chưa đến để biến tâm trạng nó và làm cho nó cử động. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHANDA HAY NHỊP ĐIỆUCHANDA HAY NHỊP ĐIỆUChanda nghĩa là cái gì nâng cao, cái gì buộc vạn vật phải động đậy,phải hài hòa trong niềm phấn chấn, mừng vui.Nhịp điệu, trong một ý nghĩa của nó, chính là cái mà ta gọi bằng chữPhạn là Hladini Shskti, tức Sức Hoan Hỉ.Thiên Panchadasi (chương II, tiết 59) có nói về Sức Hoan Hỉ như sau:Nó là cho Tâm cử động... Không có nó, Tâm sẽ nằm ì.Tâm bất động khi Sức Hoan Hỉ chưa đặt mình lên nó, chưa đến để biếntâm trạng nó và làm cho nó cử động.Tâm là một bức tường trần trụi, trắng tinh, không màu sắc, không sựsống. Sức Hoan Hỉ kia là tấm bích họa nhiều màu, khi đặt mình lên bứctường nhạt nhẽo kia thì hà hơi sống cho nó, làm nó cử động, tô điểmcho nó những hình dáng và màu sắc.Cho nên cái Sức kia đã làm nên Nhịp điệu, nên sự sống động, và Nhịpđiệu lại chính là sự vận động của cuộc đời, là niềm hưng phấn, hoan hỉcủa Tâm.Quy tắc Seido trong nghệ thuật Nhật Bản cũng gợi lại quy tắc Nhịpđiệu của chúng ta. Ông H. Bowie viết về quy tắc Seido như sau: Đó làmột trong những bí mật kì diệu của hội họa Nhật Bản, điều bí mật docác họa sư Trung Hoa truyền lại. Nó dựa trên cơ sở luật tâm lý học này:Vật phải tuân theo Tâm.Ông Okakura Kakuzo cũng nói về điều này như sau: Nó là sức sốngđộng của Tâm qua Nhịp điệu của vạn vật... Tư duy lớn lao của vũ trụ đilại trong sự hài hoà của Tự nhiên, thì gọi là Nhịp điệu.RUPABHÊDA HAY KHOA HỌC VỀ CÁC HÌNH TƯỚNGRupa nghĩa là: Hình tướng hữu thể và Hình tướng tâm lý; Bheda nghĩalà: Khác biệt giữa các hình tướng có dấu vết của sự sống cũng như củavẻ đẹp, và những hình tướng không có những dấu vết đó.Nghiên cứu và thực hành môn Khoa học về những khác biệt của Hìnhtướng giúp chúng ta nhìn thấy và vẽ được vạn vật đích thực, và vạn vậtnhư ẩn hiện trước mắt ta, cũng như trong tâm trí ta.Từ sinh đến tử, chúng ta sống với Hình tướng mắt ta nhìn thấy nó, cácgiác quan ta đụng sờ tới nó, tâm trí ta giữ chặt nó.Chính Ánh sáng nhìn thấy các Hình tướng và chỉ ra cho chúng ta.Những làn sóng ánh sáng từ các hành tinh bay xuống, cùng với ánhsáng trong tâm hồn chúng ta vạch rõ cho chúng ta những hình tướngđược tạo ra, được rập theo, hoặc được nhuốm màu khác nhau.Trong tác phẩm Mahabharata (chương 184), những biểu thị về Hìnhtướng được gọi tên như sau:Ngắn, hay còi;dài, hay gầy guộc;thô nặng, hay béo, hay to lớn;vuông vắn, hay góc cạnh;tròn trịa, hay lượn tròn;sạch sẽ, thuần khiết, và trắng tinh;đen tối, hay đục mờ;đỏ rực, hay sáng chói;vàng, hay vàng vọt;tía, hay nhiều màu;cứng rắn, hay khắc nghiệt;sáng, lóng lánh, hay bóng trơn;dong dỏng, mỏng, sang nhã, hay nhỏ nhặt;trơn, nhầy, mượt, hay khoe khoang như đuôi con công;dịu hiền, hay mềm mỏng;thô hay mộc;khúc mắc, hay khủng khiếp;Những Hình tướng mà chúng ta cảm nhận, hay quan sát, thật là muônhình muôn vẻ, và vô tận vô cùng!Cho nên Khoa học về các Hình tướng chính là sự phân tích và tổng hợpcác Hình tướng bởi cảm quan và Tâm của chúng ta.Khi tiếp cận với Hình tướng chỉ bằng giác quan thôi, thì chúng ta chỉcảm thấy được những khác biệt hữu thể dễ nhận ra của sự vật, hay cáivẻ bề ngoài của chúng thôi: chúng ta nhìn thấy những vật ngắn hay dài,tròn trĩnh hay gầy gộc, sáng hay tối, chứ không bao giờ lại có sự khácnhau lớn lao giữa cái nhìn của tôi, của anh, hay của một người thứ banào nữa.Tôi nhìn thấy một người đàn bà. Anh cũng nhìn thấy. Một người thứ banữa cũng nhận ra người đàn bà đó, đúng hệt như anh và tôi nhìn thấy.Dù tôi có vẽ hình tướng của bà ta lên phim, thì cuối cùng cũng là mộthình tướng phụ nữ. Dù bà ta đang làm những việc khác nhau, đang múcnước, đang chải đầu vấn tóc, đang nựng một đứa bé, thì cũng vậy thôi.Bây giờ chúng ta hãy hình dung rằng trước mắt chúng ta, ba người đànbà đang ở trong ba tư thái khác nhau. Trước mắt chúng ta là ba ngườiđàn bà, nhưng không có gì biểu lộ rằng người thứ nhất là một bà mẹ,người thứ hai là một người ở, và người thứ ba là một cô gái trẻ, đểchúng ta có thể ghi một cái tên lên tranh của chúng ta. Chúng ta khôngthể nói rằng người đàn bà đang cho con bú kia là mẹ, rằng người đàn bàđang chải đầu vấn tóc kia là người ở, bởi lẽ người ở cũng có thể chođứa bé bú sữa, bà mẹ cũng có thể chải đầu vấn tóc, và cô con gái trẻcũng có thể đi xách nước chứ sao.Hay các bạn lại định vẽ một người ăn mặc rách rưới, và một ngườitrang sức rực rỡ, để nói rằng người trên là người ở, người dưới là bàchủ. Mà tại sao người đàn bà rách rưới lại là đầy tớ kia chứ? Là bà chủmột nhà nghèo khổ thì đã sao?Và các bạn làm thế nào để miêu tả người mẹ? Chỉ vẽ thêm một đứa bébên cạnh một người đàn bà để xác định đấy là một người mẹ, thế thìchưa đủ.Các bạn có cố thể hiện những cặp thiếu nữ ôm nhau, trìu mến, mà cácbạn không định bảo rằng đó là hai chị em ruột, thì cũng chẳng có gì nóilên rằng họ không thể chỉ là đôi bạn mà thôi.Cho nên, chỉ với cái nhìn vật thể thôi, thì rõ ràng ta sẽ không biết đượcgì ngoài chuyện những người đàn bà kia trẻ hay già, béo ụ hay mảnhdẻ, nước da trắng hay ngăm, ăn mặc khác nhau và làm những việc khácnhau.Cái nhìn không thôi không nói lên được cái Tâm, cũng không nói lêntâm hồn đóng kín trong vật chất. Nó chỉ cho vài ba con rối giả dạnghiện ra trước mắt ta, lười biếng đóng vai một bà mẹ, một người ở, mộtbà hoàng, hay một mụăn mày.Những khác biệt giữa các Hình tướng bên ngoài chỉ đem lại cho chúngta cái đổi thay, chứ không bao giờ nói lên sự thật mà chúng ta giấugiếm cả.Cũng cái Hình tướng đàn bà đó, mà trước mắt tôi thì hiện thân thànhmột người mẹ, trước mắt chú tôi thành một người chị, trước mắt cha tôithành một người vợ, còn trước mắt những người khác lại chỉ là mộtngười láng giềng, hay một người bạn gái.Nếu như chúng ta sao chép cái Hình tướng đó chỉ bằng con mắt thôi,thì chúng ta sẽ vẽ lại được một hình dáng đàn bà, không hơn khôngkém.Chỉ có Tâm ta, kẻ sáng tạo duy nhất nên những khác biệt thực sự, mớitác động và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: