Danh mục

Chàng Thi Nhân Đầu Bạc

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.47 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyễn đáp một con đò dọc chở gạo và cá khô từ bến thuyền đầu sông Luộc. Chàng đã đi bộ từ quê vợ ở Quỳnh Côi đến ngã ba sông Nhị Hà. Đoạn đường đáng ra chỉ đi mất nửa buổi mà chàng phải bỏ ra một ngày đêm vì bạn bè níu kéo. Khăn xếp, áo lương màu lam, vắt vai cái tay nải cũng màu lam, chàng lững thững trên đường làng như một thầy địa lý. Chàng nghĩ: ”Giá làm thầy địa thì tóc mình đâu có bạc sớm thế này!” Ông tú kép Sinh Từ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chàng Thi Nhân Đầu Bạc Chàng Thi Nhân Đầu BạcNguyễn đáp một con đò dọc chở gạo và cá khô từ bến thuyền đầu sông Luộc. Chàng đãđi bộ từ quê vợ ở Quỳnh Côi đến ngã ba sông Nhị Hà. Đoạn đường đáng ra chỉ đi mấtnửa buổi mà chàng phải bỏ ra một ngày đêm vì bạn bè níu kéo. Khăn xếp, áo lương màulam, vắt vai cái tay nải cũng màu lam, chàng lững thững trên đường làng như một thầyđịa lý. Chàng nghĩ: ”Giá làm thầy địa thì tóc mình đâu có bạc sớm thế này!”Ông tú kép Sinh Từ cùng vợ đang quẩy con lợn nọc, bắt gặp chàng trên đường đến chợLĩnh. Thấy Nguyễn, ông quẳng con lợn xuống đất đánh thịch, chào hỏi rối rít. Không từđược lời mời, chàng đành rẽ vào nhà ông tú. Vậy mà lúc quyết định ra đi chàng tự bảo sẽkhông báo cho ai. ở nhà ông tú Sinh Từ, chủ khách chỉ uống hết một nậm rượu quênhưng Nguyễn đã kịp đọc cho ông nghe sáu bài thơ mới làm gần đây thay lời từ biệt Bắchà. Vậy là một buổi sáng mất toi mà chàng chỉ mới rời nhà ông anh vợ được hai dặmđường. Ông tú tiễn chàng, gạt nước mắt bảo: Bác ra đi chuyến này làm gì cũng được, chỉxin đừng để người ta đánh què mà mất một người tài.” Nguyễn cười buồn nói: Tài ănkhoai cả vỏ! Nếu không bị đánh què chắc chẳng đi hết kiếp văn chương!” Ông tú dậmchân, khóc nhìn theo. Tính ông vốn bộc bạch thế.Gần tối, Nguyễn đến địa phận Duyên Hà. Chàng đã định bụng ghé thăm ông cử Nhạc,bèn rẽ vào cái ngõ trúc. Ngọn trúc kết thành vòm mát rượi trên đầu. Tháng tư, ong bay vove quanh chàng.Đêm đó, hai người thức đến canh hai. Khi Nguyễn cởi khăn xếp ra, ông cử nhìn chàng,hốt hoảng: ”Ba mươi tuổi mà đầu đã bạc thế ư? Bọn nhà thơ thời nay nó hèn, tóc chúngnó không bạc như tóc chú đâu!” Nguyễn không đáp. Bà cử Nhạc cũng là người hay chữ,tính nết lại thích đùa. Bà bảo: Về kinh gặp nữ sĩ mà mang cái đầu bạc thế kia chắc làkhông xong rồi. Hay là để tôi nhuộm cho. Giã lá đắng cay mà nhuộm thì cứ là đennhánh.” Nguyễn chua chát: ”Khéo đầu cô ấy còn trắng hơn cả đầu tôi đấy, bà chị ạ.”Chàng chợt buồn, nhớ tới mối tình của mình.Bên nậm rượu và hai cái chén chũm cau đời Khang Hy, ông cử ngồi uống với khách.Khác với ông tú Sinh Từ đã một thời chít khăn đầu rìu đi học võ mưu đánh Tây Sơn, ôngcử Nhạc không xuất, không xử mà chỉ ngồi đọc thơ biên tái đời Đường. Ông nói: Tôi chỉtrung với vua Nghiêu. Phù nhi bất tranh, tôi không thi bơi với thuồng luồng.” Mười nămlưu lạc quê người, Nguyễn chỉ kết thân với hai người đó. Một người muốn kéo chàng vàochỗ binh đao. Người kia khuyên chàng ẩn mình sau ngõ trúc. Chàng chơi vơi ở giữa.Mười năm! Làm thằng con trai vô lại”, chẳng nên cơm cháo gì, chỉ chuốc lấy một cáiđầu trắng toát giữa tuổi ba mươi. Một thân thể gầy còm vì thiếu ăn, thiếu ngủ. Một tâm tưrối bời, lạc lối. Một bầu đoàn thê tử nheo nhóc. Và một mối tình như trăng non, gióthoảng. Ba mươi tuổi, chàng tưởng đã quỵ dưới gánh nợ đời. Nhưng chàng không ngã.Chàng lại ra đi, tay nải bên vai. Thư kiếm vô thành, sinh kế xúc, chàng rất đắc ý với câuthơ của mình.Ông cử Nhạc hỏi: Lần này chú định đi đâu?” Nguyễn đáp: Em về quê.” Ông cử nói:Thế là phải. Vua Quang Trung chết được ba năm rồi.” Nguyễn ngẩng đầu: Nhưng tiếnggươm đao còn loảng xoảng khắp nơi. Chưa ai chịu tra gươm vào vỏ.” Ông cử làm thinhmột lúc. Rồi ông đặt tay lên vai Nguyễn: Đó không phải là việc của chú. Núi Hồng Lĩnhđẹp, chết đói ở đó cũng thơm.” Nguyễn buồn rầu: Trời cho em cái chân hạc, cắt ngắn đilàm sao được?” Ông cử bảo: Đời người có hai lần vui. Một lần đang ngạt trong bụng mẹmà thoát ra khóc được một tiếng. Một lần được ngủ một giấc dài, không bị vợ con đánhthức. Thế là đời.” Nguyễn cười: Tiếc là em chỉ mới được hưởng một lần.” Từ đó đếncanh hai, mỗi người uống ba chén rượu nếp, nhìn nhau mà không nói câu nào nữa.Bà cử dậy sớm thổi cơm nếp, gói cho Nguyễn một nắm. Hai ông bà tiễn chàng tận bếnđò. Khác với vẻ mặt đăm chiêu của chồng, bà vui vẻ bảo: Nhờ anh cho tôi gửi lời thămcô Xuân Hương. Thơ anh thì phải đạo mà thơ cô ấy lại tục! Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom.Khiếp! Bà nhìn ông cử thăm dò. Thấy ông không nói gì, bà tiếp: Cứ nỗi nhớ với niềmthương nỉ non như bọn làm thơ hiện nay thì nghe êm tai thật. Nhưng dám đưa cái hỏmhòm hom ra mà giỡn mặt vua quan với bọn cơ hội, bọn đạo đức giả thì cũng sướng chocánh đàn bà hèn mọn chúng tôi.” Nguyễn đỏ mặt, tuy trên cổ chàng nổi nhiều đường gânxanh. Chàng nói: Bà chị ơi, đời này chỉ có tình người với cái ấy là thật, còn ra, cái gìcũng giả.”Đúng thế, Nguyễn tự nghĩ, chính chàng cũng có dám sống thật đâu? Miệng thương ngườinghèo mà trước đây chàng vẫn ung dung sống trong lầu son gác tía của cha mẹ. Chachàng luôn nói thương dân mà vẫn gom từng miếng đất của đám dân nghèo Nghi Xuânvốn đã suốt đời kiết xác để vun quén cho con cháu. Chàng muốn mộng mơ mà vẫn giữkhẩu khí trung quân, lòng tin cạn đến đáy mà cứ cố hướng về giấc mộng khôi phục thờihoàng kim của tiên triều. Chàng ăn chực ở độ mười năm mà chỉ biết than thân, chứ đâucó dám cầm giỏ đi mò ốc đỡ vợ được một bữa.Chàng nhớ tới con rắn ...

Tài liệu được xem nhiều: