Chất lượng công bố thông tin của các công ty chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.02 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích của bài nghiên cứu là đánh giá chất lượng công bố thông tin của các công ty chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực trạng chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết được phân tích và đánh giá dựa trên Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng công bố thông tin của các công ty chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” CHẤT LƯỢNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Hương Liên, Nguyễn Thị Hà Chinh TÓM TẮT Mục đích của bài nghiên cứu là đánh giá chất lượng công bố thông tin của các công ty chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực trạng chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết được phân tích và đánh giá dựa trên Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN. Bài viết sử dụng phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp bao gồm báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo thường niên và các báo cáo khác trên trang thông tin điện tử của các công ty chế biến thủy sản được chọn mẫu nghiên cứu. Dựa trên phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình, kết quả phân tích cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về chất lượng công bố thông tin giữa các công ty chế biến thủy sản niêm yết tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị cho các công ty chế biến thủy sản niêm yết nhằm nâng cao chất lượng công bố thông tin và khẳng định vị thế của công ty chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: Công bố thông tin, công ty chế biến thủy sản, quản trị công ty, thị trường chứng khoán. ABSTRACT INFORMATION DISCLOSURE QUALITY OF SEAFOOD PROCESSING COMPANIES LISTED ON THE VIETNAMESE STOCK MARKET The purpose of the study is to evaluate the quality of information disclosure of seafood processing companies listed on the Vietnamese stock market. The current state of information disclosure quality of listed companies is analyzed and evaluated based on the ASEAN Corporate Governance Scorecard. The article uses the method of collecting and processing secondary data including audited financial statements, annual reports and other reports on websites of seafood processing companies selected for the study. Based on the case study method, the analysis results show that there is a significant difference in the quality of information disclosure among listed seafood processing companies in Vietnam. Based on the research results, the study has proposed some recommendations for listed seafood processing companies in order to improve the quality of information disclosure and affirm these companies’ position on the Vietnamese stock market. Keywords: Information disclosure, seafood processing companies, corporate governance, stock market. 1. GIỚI THIỆU Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Để xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững, không thể không kể đến vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán. Việc công bố thông tin đầy đủ, kịp thời, minh bạch của các doanh nghiệp niêm yết là một trong những điều kiện cần thiết để thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả và phát triển ổn định. Tại Việt Nam, công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và được ưu tiên phát triển để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp và nền tảng khác. Ngành chế biến thủy sản là một phần 578 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cơ bản của ngành thủy sản, ngành có hệ thống cơ sở vật chất tương đối lớn, bước đầu tiếp cận với trình độ khu vực, đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật có tay nghề giỏi, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước của ngành tăng mạnh trong giai đoạn gần đây. Việt Nam được đánh giá là có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Theo thống kê của Bộ Thủy Sản, hiện nay, nước ta có hơn 1.470.000 ha mặt nước sông ngòi có thể dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, Việt Nam có địa hình trải dài trên 3.000 km bờ biển và dày đặc mạng lưới sông ngòi kết hợp với nhiều vịnh rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề nuôi trồng, đánh bắt và chế biến động thực vật thủy sản. Giai đoạn 2010 – 2019, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt tốc độ tăng trung bình 6,1%/ năm. Năm 2020, GDP ngành thủy sản tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của năm 2015 và năm 2016 trong giai đoạn 2011 – 2020 đã khẳng định sự phát triển nhanh chóng của ngành thủy sản tại Việt Nam. Bảng 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Nguồn: VASEP, Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2011-2016 Tuy nhiên trong vài năm gần đây, ngoài các hạn chế do dịch bệnh Covid-19, các nguyên nhân từ dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, phân trắng, bệnh còi,… đã và đang là mối nguy cơ gây rủi ro lớn cho nghề chế biến thủy sản ở nước ta. Ngoài ra, với việc tự do hóa thương mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhưng sẽ là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản nội địa hoặc hạn chế nhập khẩu. Những rào cản như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh, bảo vệ nguồn lợi IUU hay chương trình thanh tra riêng biệt (ví dụ như Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ,…) đang và sẽ được các nước tăng cường áp dụng. Tham gia vào các FTA đồng nghĩa với việc mở cửa và hội nhập hơn nữa vào nhiều thị trường. Tuy nhiên, ngành thủy sản và nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chưa tận dụng được tốt nhất các ưu đãi/cơ hội của FTA. Trong khi đó các nước đối thủ cạnh tranh về thủy sản như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia,... ngày càng gia tăng các sức ép cạnh tranh nhiều hơn qua các chương trình dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên cả quy mô về sản lượng, chất lượng, giá thành sản xuất, marketing và xúc tiến thương mại. Ngành nuôi tôm và m ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng công bố thông tin của các công ty chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” CHẤT LƯỢNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Hương Liên, Nguyễn Thị Hà Chinh TÓM TẮT Mục đích của bài nghiên cứu là đánh giá chất lượng công bố thông tin của các công ty chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực trạng chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết được phân tích và đánh giá dựa trên Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN. Bài viết sử dụng phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp bao gồm báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo thường niên và các báo cáo khác trên trang thông tin điện tử của các công ty chế biến thủy sản được chọn mẫu nghiên cứu. Dựa trên phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình, kết quả phân tích cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về chất lượng công bố thông tin giữa các công ty chế biến thủy sản niêm yết tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị cho các công ty chế biến thủy sản niêm yết nhằm nâng cao chất lượng công bố thông tin và khẳng định vị thế của công ty chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: Công bố thông tin, công ty chế biến thủy sản, quản trị công ty, thị trường chứng khoán. ABSTRACT INFORMATION DISCLOSURE QUALITY OF SEAFOOD PROCESSING COMPANIES LISTED ON THE VIETNAMESE STOCK MARKET The purpose of the study is to evaluate the quality of information disclosure of seafood processing companies listed on the Vietnamese stock market. The current state of information disclosure quality of listed companies is analyzed and evaluated based on the ASEAN Corporate Governance Scorecard. The article uses the method of collecting and processing secondary data including audited financial statements, annual reports and other reports on websites of seafood processing companies selected for the study. Based on the case study method, the analysis results show that there is a significant difference in the quality of information disclosure among listed seafood processing companies in Vietnam. Based on the research results, the study has proposed some recommendations for listed seafood processing companies in order to improve the quality of information disclosure and affirm these companies’ position on the Vietnamese stock market. Keywords: Information disclosure, seafood processing companies, corporate governance, stock market. 1. GIỚI THIỆU Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Để xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững, không thể không kể đến vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán. Việc công bố thông tin đầy đủ, kịp thời, minh bạch của các doanh nghiệp niêm yết là một trong những điều kiện cần thiết để thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả và phát triển ổn định. Tại Việt Nam, công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và được ưu tiên phát triển để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp và nền tảng khác. Ngành chế biến thủy sản là một phần 578 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cơ bản của ngành thủy sản, ngành có hệ thống cơ sở vật chất tương đối lớn, bước đầu tiếp cận với trình độ khu vực, đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật có tay nghề giỏi, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước của ngành tăng mạnh trong giai đoạn gần đây. Việt Nam được đánh giá là có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Theo thống kê của Bộ Thủy Sản, hiện nay, nước ta có hơn 1.470.000 ha mặt nước sông ngòi có thể dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, Việt Nam có địa hình trải dài trên 3.000 km bờ biển và dày đặc mạng lưới sông ngòi kết hợp với nhiều vịnh rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề nuôi trồng, đánh bắt và chế biến động thực vật thủy sản. Giai đoạn 2010 – 2019, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt tốc độ tăng trung bình 6,1%/ năm. Năm 2020, GDP ngành thủy sản tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của năm 2015 và năm 2016 trong giai đoạn 2011 – 2020 đã khẳng định sự phát triển nhanh chóng của ngành thủy sản tại Việt Nam. Bảng 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Nguồn: VASEP, Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2011-2016 Tuy nhiên trong vài năm gần đây, ngoài các hạn chế do dịch bệnh Covid-19, các nguyên nhân từ dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, phân trắng, bệnh còi,… đã và đang là mối nguy cơ gây rủi ro lớn cho nghề chế biến thủy sản ở nước ta. Ngoài ra, với việc tự do hóa thương mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhưng sẽ là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản nội địa hoặc hạn chế nhập khẩu. Những rào cản như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh, bảo vệ nguồn lợi IUU hay chương trình thanh tra riêng biệt (ví dụ như Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ,…) đang và sẽ được các nước tăng cường áp dụng. Tham gia vào các FTA đồng nghĩa với việc mở cửa và hội nhập hơn nữa vào nhiều thị trường. Tuy nhiên, ngành thủy sản và nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chưa tận dụng được tốt nhất các ưu đãi/cơ hội của FTA. Trong khi đó các nước đối thủ cạnh tranh về thủy sản như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia,... ngày càng gia tăng các sức ép cạnh tranh nhiều hơn qua các chương trình dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên cả quy mô về sản lượng, chất lượng, giá thành sản xuất, marketing và xúc tiến thương mại. Ngành nuôi tôm và m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thị trường chứng khoán Việt Nam Chất lượng công bố thông tin Công ty chế biến thủy sản Quản trị công ty Đánh giá chất lượng công bố thông tinGợi ý tài liệu liên quan:
-
12 trang 339 0 0
-
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 287 0 0 -
17 trang 210 0 0
-
11 trang 210 0 0
-
6 trang 205 0 0
-
Quản trị công ty gia đình tốt: Kinh nghiệm thành công của những doanh nghiệp lớn
7 trang 198 0 0 -
10 trang 198 0 0
-
66 trang 188 0 0
-
32 trang 165 0 0
-
Chia sẻ kiến thức hiệu quả cho nhân viên
5 trang 132 0 0