Danh mục

Chất lượng môi trường nước và những tác động đến khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.17 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Nghiên cứu, xây dựng các chỉ thị môi trường các đảo Việt Nam, áp dụng thử nghiệm tại đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị” thực hiện trong 2 năm 2011- 2012.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng môi trường nước và những tác động đến khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CỒN CỎ, TỈNH QUẢNG TRỊ Phạm Văn Hiếu và Lê Xuân Tuấn Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Tóm tắt Báo cáo trình bày các kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Nghiên cứu, xây dựng các chỉ thị môi trường các đảo Việt Nam, áp dụng thử nghiệm tại đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị” thực hiện trong 2 năm 2011- 2012. Kết quả nghiên cứu phân tích và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước biển và những tác động đến Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị, phục vụ công tác bảo tồn nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái biển và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư địa phương. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ số RQtt được tính bởi các thông số muối dinh dưỡng, NO3-, NH4+, PO43-, theo hai tiêu chuẩn giới hạn cho phép: (1) giới hạn cho phép của Việt Nam TCVN 5943 - 1995; (2) giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước biển Asean. Chỉ số RQtt được tính cho các điểm quan trắc trong tháng 9/2011 và tháng 8/2012 nhận thấy chất lượng nước quanh đảo Cồn Cỏ còn khá tốt. Chỉ số RQtt tại các điểm quan trắc đều nhỏ hơn 0,25, và đang ở ngưỡng an toàn về môi trường. Tuy nhiên, một số thông số có hàm lượng vượt giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn ASEAN. Điều này cho thấy môi trường tại một số khu vực tại Cồn Cỏ đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm; dự báo, tìm ra các quy luật diễn biến của các yếu tố môi trường gây ảnh hưởng đến sự biến động môi trường, sự phân bố và sự phát triển của các loài sinh vật, đặc biệt là tác động tiềm tàng đến khu vực nghiên cứu và khu bảo tồn biển cần được ưu tiên nghiên cứu, đánh giá. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đảo Cồn Cỏ nằm trên vùng biển của tỉnh Quảng Trị, án ngữ cửa ngõ phía Nam của vịnh Bắc Bộ. Ngoài ý nghĩa chiến lược về an ninh và quốc phòng, do nằm trên tuyến giao thông biển của quốc gia và quốc tế, đảo Cồn Cỏ còn có những lợi thế đặc biệt trong việc gắn kết và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là các ngành du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch lịch sử (Nguyễn Thị Nga và Lại Vĩnh Cẩm, 2007). Tháng 4 năm 2010, Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ chính thức đi vào hoạt động với quy mô diện tích mặt nước gần 4.400 ha, bao gồm: vùng bảo vệ nghiêm ngặt, còn gọi là vùng lõi (534 ha), vùng phục hồi sinh thái (gần 1.400 ha) và vùng phát triển (gần 2.400 ha). Ngoài ra, còn có vùng phát triển cộng đồng và vành đai khu bảo tồn (Hình 1.1). 197 Hình 1.1. Bản đồ ranh giới và các phân khu chức năng Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ Những năm gần đây, môi trường vùng ven biển, đảo nói chung vừa chịu ảnh hưởng của sự suy giảm chất lượng nước biển, vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động kinh tế-xã hội trên đảo. Do tình trạng khai thác thủy sản quá mức, ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đã tác động, ảnh hưởng đến tài nguyên biển, nhất là đến những hệ sinh thái tiêu biểu, có đa dạng sinh học cao, vốn rất nhạy cảm và đang cần được bảo vệ (Lê Xuân Tuấn và Đàm Đức Tiến, 2012). Để bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái Khu Bảo tồn, cần quan tâm hơn nữa đến thực trạng, các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường. Báo cáo này được thực hiện trên cơ sở kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường “Nghiên cứu, xây dựng các chỉ thị môi trường các đảo Việt Nam, áp dụng thử nghiệm tại đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị”, thực hiện trong 2 năm 2011-2012. Mục tiêu của báo cáo là đưa ra bức tranh về hiện trạng chất lượng môi trường nước biển và những tác động đến Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị, phục vụ công tác bảo tồn nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái biển và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư địa phương. 2. PHƯƠNG PHÁP 2.1. Tài liệu nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ. Thời gian nghiên cứu vào tháng 9/2011 và tháng 8/2012. Đối tượng nghiên cứu gồm: các thông số môi trường nước biển: nhiệt độ, độ mặn, độ dẫn điện, pH, DO, COD, BOD5, SS, NO3-, NH3, PO43-, tổng Coliform, hàm lượng dầu mỡ, hàm lượng kim loại nặng như As, Cu, Pb, Cd, Cr, Hg. 30 mẫu nước biển ven bờ được lấy tại các vị trí cách đều nhau xung quanh đảo (Hình 2.1). 198 Hình 2.1. Sơ đồ vị trí khảo sát tại khu vực đảo Cồn Cỏ 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu mẫu Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước biển ven bờ áp dụng theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia: + TCVN 5992:1995 (ISO 5667 - 2:1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. + TCVN 5993:1995 (ISO 5667 - 3:1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. + T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: