Danh mục

Chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp và giải pháp tăng cường gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.27 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết dưới đây đưa ra các nhận định, đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam qua đào tạo nghề hiện nay và phân tích vai trò của doanh nghiệp trong phát triển GDNN. Bên cạnh đó, từ đánh giá thực trạng gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong GDNN, bài viết đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp và giải pháp tăng cường gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUA ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GẮN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH NGHIỆP Vi Thị Hồng Minh* TÓM TẮT: Gắn kết giữa nhà trường - doanh nghiệp được xác định là giải pháp chiến lược đểnâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nhằm cải thiện năng suấtlao động qua đào tạo nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trêntrường quốc tế. Bài viết dưới đây đưa ra các nhận định, đánh giá chung về chất lượng nguồnnhân lực của Việt Nam qua đào tạo nghề hiện nay và phân tích vai trò của doanh nghiệptrong phát triển GDNN. Bên cạnh đó, từ đánh giá thực trạng gắn kết giữa nhà trường vàdoanh nghiệp trong GDNN, bài viết đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh sự gắn kếtgiữa nhà trường và doanh nghiệp. Từ khóa: chất lượng, nguồn nhân lực, gắn kết, nhà trường, doanh nghiệp, giáo dụcnghề nghiệp. 1. Chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề Quy mô lao động đang làm việc/có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2007-2017 códiễn biến giống với lực lượng lao động nói chung, ngày càng mở rộng nhưng với tốcđộ chậm hơn, đây là diễn biến phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước(tăng trưởng một số ngành tạo thêm việc làm, đồng thời cũng thể hiện dấu hiệu giàhóa dân số của Việt Nam). Chất lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp đã được cải thiện trong giaiđoạn 2012-2017, thể hiện qua tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắnhạn đã giảm đi, trong khi tỷ lệ lao động được đào tạo ở các trường đại học, trườngcao đẳng đã tăng thêm. Cụ thể, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo trong khu vực doanhnghiệp đã giảm từ 24% năm 2012 xuống còn 20% năm 2017, tỷ lệ lao động qua đàotạo ngắn hạn không có chứng chỉ thì giảm mạnh từ 25% xuống còn 20%. Trong khiđó tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng đã tăng từ 7% lên 8%, lao động có trình độ đạihọc tăng từ 15% lên 18%. Tuy nhiên, việc tỷ lệ lao động trong doanh nghiệp chưa quađào tạo vẫn chiếm tới 1/5 lực lượng lao động phản ánh phần nào những yêu cầu trongviệc đạo tạo lao động của các doanh nghiệp khi tuyển dụng, kéo theo gia tăng chi phíkinh doanh. Theo báo cáo đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI - VCCI) năm2014, khi các DN FDI ít hài lòng về chất lượng đào tạo nghề của địa phương, họ phải* Văn phòng Giới sử dụng lao động, VCCI 247chi nhiều hơn cho đào tạo lại lao động khi mới tuyển vào. Năm 2014 chứng kiến sựsụt giảm đột ngột trong đánh giá xếp hạng chất lượng đào tạo nghề của doanh nghiệpFDI và sự tăng đột biến trong chi phí đào tạo nội bộ của họ. Tình hình không có nhiềubiến chuyển kể từ thời điểm đó cho đến nay. Đánh giá của các doanh nghiệp FDI cũngtrùng với đánh giá của doanh nghiệp nói chung về chất lượng giáo dục dạy nghề tạicác tỉnh. Dù chất lượng giáo dục dạy nghề tại các tỉnh đã có xu hướng cải thiện trongnăm 2016-2017, tuy nhiên nếu so với các năm 2012-2013 thì tỷ lệ các doanh nghiệpđánh giá chất lượng giáo dục dạy nghề tại tỉnh là tốt đã giảm đi. Điều này không hẳnlà do chất lượng giáo dục dạy nghề đi xuống mà là do yêu cầu về lao động của doanhnghiệp ngày càng cao, trong khi giáo dục dạy nghề vẫn chưa theo kịp các yêu cầu này.Chính vì chất lượng lao động chưa làm hài lòng doanh nghiệp đang có xu hướng tănglên, khiến tỷ lệ chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp phải dành cho đào tạo lao độngcũng tăng lên. Điều này sẽ khiến chi phí doanh doanh của doanh nghiệp tăng theo,tăng áp lực về tài chính cho doanh nghiệp, tác động nhất định tới hoạt động động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế cần có những thay đổi trong giáodục dạy nghề để chất lượng lao động qua đào tạo nghề có thể đáp ứng tốt yêu cầu sửdụng của doanh nghiệp. Giải pháp cho thực trạng này chính là thu hút sự tham giacủa doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề, thúc đẩy mối liên kết giữa doanhnghiệp và các trường dạy nghề. 2. Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển giáo dục nghề nghiệp 2.1. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường trong hoạt động giáo dụcnghề nghiệp Sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường là mối liên kết chặt chẽ không thểthiếu trong giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Nhà trường đào tạo theo nhu cầu củadoanh nghiệp. Doanh nghiệp tham gia sâu vào quá trình đào tạo của nhà trường.Trong quá trình tham gia, doanh nghiệp sẽ góp ý cho cho nhà trường về chương trìnhđào tạo để phù hợp với thực tiễn công việc của doanh nghiệp. Nhà trường giảm chiphí đào tạo, chi phí nguyên vật liệu, máy móc, mô phạm trong quá trình đào tạo, đồngthời dần hoàn thiện chương trình đào tạo của mình để phù hợp với thực tiễn hiện nay.Mối tương quan này tạo ra môi trường tuyệt vời cho người học, nhà trường đảm bảođầu ra cho sinh viên, do ...

Tài liệu được xem nhiều: