Danh mục

Chạy xe đạp thuê

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 88.95 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi với thằng An em tôi có một cuộc hành trình bằng xe đạp dài hơn sáu mươi cây số, từ Châu Đốc đi Long Xuyên. Trời nắng chang chang, rát da, rát thịt. Những cuộc hành trình như thế đối với anh em chúng tôi chẳng có gì là xa lạ. Có ngày còn phải đạp xe đi lại đến hai lần. Nhưng có hề gì. Những đứa trẻ vùng ven biên giới nghèo nàn này đã quá quen với công việc nhọc nhằn ấy. Chúng tôi chạy đi, chạy lại hàng chục cây số, vào những nơi, những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chạy xe đạp thuê Chạy xe đạp thuêTôi với thằng An em tôi có một cuộc hành trình bằng xe đạp dài hơn sáu mươi câysố, từ Châu Đốc đi Long Xuyên. Trời nắng chang chang, rát da, rát thịt. Nhữngcuộc hành trình như thế đối với anh em chúng tôi chẳng có gì là xa lạ.Có ngày còn phải đạp xe đi lại đến hai lần. Nhưng có hề gì. Những đứa trẻ vùngven biên giới nghèo nàn này đã quá quen với công việc nhọc nhằn ấy. Chúng tôichạy đi, chạy lại hàng chục cây số, vào những nơi, những chỗ mà đôi khi chúng tôicòn chưa biết tới. Có những khi trời nắng, có những lúc trời mưa, dù là mưa haynắng thì tất cả đều phải cúi đầu mà chạy. Nghề mà!Cái nghề chạy xe đạp thuê này bắt đầu lúc nào thì không ai biết, nhưng có một điềumà ai cũng biết đó là nó gian khổ và lý thú vô cùng. Gian khổ ở đây có thể hiểu làngoài những tay đua đường trường thực thụ, thì bọn chúng tôi là những người phảiđạp xe nhiều nhất. Không những vậy, đứa nào cũng phải đội nắng, đội mưa và đôikhi còn phải đương đầu với những nguy cơ tai nạn đang rình rập ở khắp mọi nơi.Cũng chính vì thế mà tất cả bọn trẻ sống ở vùng biên giới Việt Nam - Campuchiađều có một làn da đen mun và một tay lái cừ khôi.Còn nói về cái lý thú của nghề thì có rất nhiều, quan trọng nhất chính là sự trui rènbản lĩnh. Mọi người không để ý sẽ không tài nào biết được trên đoạn quốc lộ 1A từChâu Đốc đi Long Xuyên có bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu doanh trại, bao nhiêutrạm xe buýt và bao nhiêu chốt công an. Điều ấy thì bọn chúng tôi thuộc nằm lòngvà biết rõ như biết từng số sêri trên mỗi tờ tiền kiếm được vậy…Hôm nay anh em tôi có một chuyến chuyển xe đạp đi Long Xuyên. Hai ngườikhách ở thành phố đến chợ Gò Tà Mâu ở sát biên giới, mua hai chiếc xe đạp TháiLan. Họ giao dịch với những đầu nậu ở đây, nhờ đưa xe đạp về Long Xuyên. Tấtnhiên giá vận chuyển không nhỏ. Thế nhưng công sức mà chúng tôi bỏ ra chỉ đượchưởng một phần năm số tiền ấy. Điều này dường như cũng phản ánh đúng với kháiniệm “làm thêm ngoài giờ học” của bọn con nít vùng quê này.Hai anh em tôi bắt đầu khởi hành chuyến đi Long Xuyên của mình. Trời hôm naykhông nắng mấy. Cái nắng ẩn sau những tàu lá chuối xanh non, san sát hai bênđường. Đúng là một buổi sáng ngọt ngào mà anh em tôi vẫn thường bảo nhau là“Sướng nhỉ!”. Hai anh em tôi cũng không vội, nhẹ nhàng đạp từng vòng xe, cốtlàm sao cho bánh xe lăn thật đều. Đạp xe như thế cũng là cả một nghệ thuật, phảiđạp sao cho thật vừa sức mà lại không mỏi chân. Bọn mới vào nghề hăng máu, đạptợn lắm. Chúng nó đạp xe mải miết không nghĩ đến đường trường. Cũng chính vìthế mà chẳng bao lâu chúng nó đã mỏi rã chân. Chúng nó chẳng biết rằng bánh xecó quán tính và sự cộng hưởng rất lớn. Khi đạp xe ta phải biết dựa vào cái quántính ấy mà đạp cho trùng với cái lực sẵn có của bánh xe. Như vậy vừa đỡ tốn sứclại vừa đi được xa. Cái này thì hai anh em tôi đứa nào cũng thạo.Xe lăn đều trên đường, tôi ngẩn ngơ nhìn những dãy nhà xung quanh. Khi chạy xengang qua trung tâm Châu Đốc, tôi mới thấy thị xã vùng biên này thật nhộn nhịp.Những ngôi nhà phố sang trọng nằm sát đều nhau, những khu chợ và bến tàu ngườiđông nghịt chen lấn, vội vã. Tôi đang mải ngắm cảnh, bất chợt thằng An gọi:- Hai ơi! Anh On đầu nậu nói bữa nay đường “động”, có nhiều chốt gác lắm đónghe Hai.Tôi không hỏi thêm gì. Chuyện này đã quen rồi nhưng mà tôi vẫn lo. Lỡ mà bịcông an bắt thì đổ nợ, mỗi chiếc xe đạp giá hơn ba triệu đồng. Tiền đâu mà anh emtôi bồi thường cho đầu nậu? Tôi thở thật chậm để làm mình tỉnh hơn.- Chạy sát lên đây, vịn vai Hai chạy cho đỡ mệt.- Dạ.- Ảnh có nói gì nữa hông?- Anh On nói phải coi chừng đoạn gần cầu Mương Khai. Họ bắt dữ lắm,- Ừ. Hông sao đâu.Hai anh em thủng thẳng đạp xe ra ngoại ô. Tôi nói: “Con đường này xanh quáchừng! Cái gì cũng xanh hết. Hàng me xanh. Dừa xanh. Chuối xanh. Nhà xanh vàphân bò cũng xanh!”. Thằng An quay qua nhìn tôi cười sằng sặc: “Hai khùng quáà. Nói chuyện hổng có văn hóa gì hết!”. “Ừ, Hai khùng vậy chứ Hai vui. Hổng cóHai thì con đường này xa đến chết mất!“.Những tiếng cười như thế chẳng thiếutrong những chuyến đi như thế này. Đôi khi rong ruổi trên đường, hai anh em cũngbàn về chuyện gia đình. Thằng An nói: “Tía hơn năm mươi rồi, má cũng vậy. Haiđứa con của tía má còn nhỏ quá. Mà đâu phải nhỏ là bỏ, cũng kiếm được tiền chứbộ, phải hông Hai?”. Tôi nói: “Ừ”. Vậy rồi thôi, hai đứa im lặng mà nghe nghènnghẹn. Giá mà bữa nay trời mưa thì hai đứa khóc cho đã. Khóc cho những nỗiniềm sâu kín trong lòng hai anh em chảy tràn ra ngoài hết. Nhưng mà trời vẫnnắng, vẫn gió…- Gần tới Mương Khai rồi đó nghe Hai.- Em coi chạy xa ra. Chạy gần nhau, họ nghi đó.Tôi tụt lại đằng sau nhường cho thằng An chạy xe lên trước. Xa xa có một tốp cảnhsát giao thông đứng sát hai bên đường. Tôi lấy hết bình tĩnh cầm chắc tay lái.Không có gì đâu. Đừng tự nhát mình như vậy chứ. Chiếc xe lăn thật đều từng vòngbánh qua cầu Mương Khai. Bất chợt thằng An thắng xe lại ngay chỗ chiếc xe đẩ ...

Tài liệu được xem nhiều: