Danh mục

Chẻ đá

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.79 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khô khốc và gắt gỏng. Búa nện vào de và mũi de chạm vào đá tạo thành một thứ âm thanh vừa chát chúa vừa nặng trịch đinh tai nhức óc. Ban đầu thấy khó chịu, dần dần âm thanh chui sâu vô lỗ tai, nhập vào lòng tiềm thức rồi trở nên gần gũi thân quen. Nó trở thành âm điệu không thể thiếu với người ở bãi đá này. Một buổi trưa, chú Hai Hùng dẫn cậu thanh niên bước qua đống đá nói với mọi người: ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chẻ đá Chẻ đáKhô khốc và gắt gỏng. Búa nện vào de và mũi de chạm vào đá tạo thành một thứâm thanh vừa chát chúa vừa nặng trịch đinh tai nhức óc.Ban đầu thấy khó chịu, dần dần âm thanh chui sâu vô lỗ tai, nhập vào lòng tiềmthức rồi trở nên gần gũi thân quen. Nó trở thành âm điệu không thể thiếu với ngườiở bãi đá này.Một buổi trưa, chú Hai Hùng dẫn cậu thanh niên bước qua đống đá nói với mọingười: “Coi có cái búa tạ nào nặng nặng giao cho cậu này một cái đi! Chỉ cho nóđập đá vụn cho quen, nghen”.Nói là sở đá của Hai Hùng chớ vẻn vẹn chỉ non chục người đàn ông đen đúa, gânguốc quây quần bên các đống đá, có thứ đã thành phẩm, có thứ mới kinh ra còndang dở, có thứ còn nguyên một khối đá to tướng thấy mà phát ớn. Những tay thợchực chờ chẻ ra làm cột, vắn dài khác nhau. Lỡ tay gãy bể không xài được thì đậpvụn làm đá một đá hai bán cho người ta làm vật liệu xây dựng trộn bêtông cốt thép.Người ở bãi đá hì hụp ngày này qua ngày khác với đá. Đá lầm lì thách thức dướinắng mưa.Thấy cậu thanh niên mặt mày non choẹt, trong đám người có tiếng đùa lớn: “Cầmcây búa này giơ lên trời được nửa giờ thì mới nói chuyện vô nghề”. Chú Hai Hùngcười: “Đừng có nghe theo mấy đứa này. Chỉ giơ lên mười lăm phút thôi cũng đủxỉu, ở đây chưa ai làm được. Thôi, nhào vô đập đá đi! Tụi bây chỉ cho nó nghen!”.Chủ “sở đá” nói rồi đi tuốt.Giữa trưa. Mồ hôi bắt đầu rơi lộp độp trên đá cùng với âm thanh chát chúa cứ bámlấy bên lỗ tai. Mọi người vẫn thao tác đều đều, có người vừa làm vừa hỏi: “Có bàcon gì với ông chủ không?”. “Dạ không!”. “Sao ổng dẫn vô đây?”. “Không giấu gìmấy chú, con ở Cà Mau, có vợ được năm tháng. Vợ nghe lời người ta trốn đi, ngheđâu ở với người bà con trên vùng này. Con nhớ quá đi kiếm hơn tuần nay khônggặp, hết tiền làm gan vô hỏi xin ông Hai Hùng. Ổng nói nếu muốn về liền ông chomột trăm ngàn về quê, còn muốn ở lại dò la tin tức vợ thì vô bãi đập đá kiếm tiềnrồi đi tiếp”.Người ở bãi đá lại hỏi: “Có rầy rà gì không mà bỏ đi?”. “Không!”. “Vậy sao đi?”.“Chắc tại vì có người cô ruột nói mày có đống em chồng đông đúc, lao động vất vảvới mấy vuông tôm, không tiền bạc gì nhiều. Ít hôm sau vợ con trốn mất”.Lực định bụng ráng đập đá một thời gian, có vốn sẽ đi tìm vợ. Ngày ngày Lực rabãi đá sớm, đến trưa lật cơm nguội ăn ba hột rồi nằm lăn dưới bóng cây cho đến cữlàm chiều. Mưa cũng như nắng, người ở bãi đá khuyên: “Làm chi dữ vậy? Nghềnày cần bền bỉ dẻo dai mới trụ lâu dài được!”.Buổi đầu Lực không chịu thấu những tiếng chát chúa nên vo bông gòn nhét vô lỗtai cho đỡ khó chịu. Rồi cũng quen dần, lúc đó lại thấy cục bông gòn chướngchướng. Nghe riết rồi thuộc âm và thấy ghiền. Buổi sáng âm thanh trong trẻo, buổitrưa âm vực đục, buổi chiều nhẹ nhàng nên âm thanh trầm. Bắt đầu phân biệt khinghe tiếng búa chạm vô đá, khi thì không gian nở, khi thì không gian chật, tùy vàothời tiết và tâm tư của người thợ đá lúc đó.Tiếng bụi đá rơi như cũng có sứ mệnh và hệ lụy. Phần nặng thì rơi liền xuống đấtnuôi rong rêu, phần nhẹ theo không khí bay vào mũi bám vô buồng phổi gắn bóvới con người. Mồ hôi đọng lại trên tóc, thấm ướt đẫm sống lưng vừa nực vừa mát,tạo cho người có cảm giác dễ chịu dưới nắng trưa hừng hực. Những đường nếpnhăn nheo trên trán trên mặt cũng là sự biểu hiện hài hòa cùng da thịt của đá. Mặtđá như mặt người cũng đôi lúc buồn vui, hờn giận, điều này chỉ có những người ởbãi đá này nhận ra thôi, ngoài ra không một ai có thể biết được.“Thịt đá như thịt người cũng có phần nạc, phần mỡ, từ đó mà người thợ đá nhậnđịnh để hoàn thành công việc của mình một cách khéo léo. Nếu như không biếtđược tính đá, thịt đá thì chỉ làm cho đá vỡ vụn ra thôi!” - chú Hai Hùng nói nhưvậy. Mới buổi đầu nhìn vô đống đá suông ong người ta vừa chẻ ra chất thành cụm,dài ngắn theo thứ tự, Lực không khỏi thắc mắc: “Đá mà chẻ được như vầy, hay quátrời!”.“Chưa đâu con - chú Hai Hùng nói như thầy nói với đệ tử - Người ta còn làm cốixay bột, cối quết thịt cá, rồi đẽo tượng Phật nữa mới tài! Không phải nghệ nhân gìđâu, chỉ có mấy bàn tay con nít đục đẽo rồi người lớn sửa lại sơ sơ là thành tượng,thành vật dụng. Con ở đây một thời gian rồi cũng làm được như người ta thôi,không khó gì!”.Lực vừa quẹt mồ hôi trên trán thì có tiếng rao: “Bánh ú bánh lá dừa hơ...”. Giữatrưa, tiếng rao như vỡ vụn bởi nắng gió, chỉ duy nhất tiếng hơ sau chót còn nguyênvẹn, trong trẻo. Lực hạ cây búa xuống đống đá nhìn người phụ nữ trẻ có nước dabánh ít đang đi tới chỗ đám thợ. “Hai bánh ú tới rồi bây ơi! Nghỉ tay!” - chú HaiHùng ra lệnh. Mọi người nhanh chóng chui vào bóng cây. Lực vẫn còn ngồi nhìnsố đá thành phẩm từ sáng tới giờ và nhẩm tính: tiền công một ngày, hai ngày, bangày...Chú Hai thấy vậy giục: “Sao còn ngồi đó, trưa nay chú bao hết, cứ ăn no đừng cóngại!”.Lực uể oải ngồi phịch xuống gốc cây, Hai bánh ú cầm hai cái bánh đưa cho Lựcnói: “Cậu hai kêu em đem bánh cho anh nè! Ăn đi!”.Thấy Lực buồn buồn, cô gái nói thêm: “Bộ anh nhớ vợ lắm hả? Có biết tin tức chịở đâu chưa?”.Lực vừa mắc cỡ vừa bực bội. Chuyện riêng tư của mình mà con nhỏ bánh ú cũngbiết rõ. Kỳ thiệt! “Người bị vợ bỏ” chắc hết xài. Nghĩ vậy nên Lực vội vã xé cáibánh ú nhai ngấu nghiến rồi nằm lăn dưới gốc cây, lòng rối bời đắn đo. Đi hay ở?Về nhà không có vợ buồn lắm, thôi, ở một thời gian nữa coi sao.Hết mùa nắng tới mùa mưa. Lỗ tai của Lực như một đứa trẻ ham học, nó đã phânbiệt được tiếng đá rạn sắp vỡ và âm thanh êm đềm nhẹ nhàng của búa và de khithuận theo chiều với đá. Ngược lại, khi nghịch với đá thì âm thanh nặng nề gãykhúc, không như ý của người.“Người ta bỏ đi rồi tìm kiếm làm gì? Tìm gặp chưa chắc gì cô ta chịu ở lại! Thôi,ráng ở đập đá kiếm tiền cưới vợ khác chắc ăn!”. Lời của cô Hai bánh ú cũng có lý.Người đàn bà bỏ nhà đi rồi kể như nước trôi theo dòng, biết bao giờ trở lại nơi cũ?Lực càng buồn càng nghĩ ngợi, tiếng đập đá như lời chia sẻ nỗi niềm với Lực. “Cáithằng Lực khéo tay thiệt!”. Đám thợ bắt đầu râm ran. “Ch ...

Tài liệu được xem nhiều: