Bài viết "Chế định về tài sản ruộng đất trong pháp luật Triều Nguyễn" trình bày về chế độ sở hữu ruộng đất công và chế độ sử dụng ruộng đất tư trong pháp luật Triều Nguyễn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt thông tin chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chế định về tài sản ruộng đất trong pháp luật Triều Nguyễn - Huỳnh Công BáTẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 51, 2009 CHẾ ĐNNH VỀ TÀI SẢN RUỘNG ĐẤT TRONG PHÁP LUẬT TRIỀU NGUYỄN Huỳnh Công Bá Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế TÓM TẮT Bài viết trình bày về chế độ sở hữu ruộng đất công và chế độ sở hữu ruộng đất tư trongpháp luật triều Nguyễn (1802-1884). Trong chế độ sở hữu ruộng đất công bao gồm ruộng đấtcông của nhà nước và ruộng đất công của làng xã. Trong chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân baogồm các loại ruộng đất của quý tộc, quan lại, địa chủ và nông dân tư hữu. Những quy định vềcác chế độ ruộng đất này đã được nêu ra trong Hoàng Việt luật lệ và Đại Nam hội điển sự lệ. 1.1. Trong lịch sử nhân loại, ý niệm quyền sở hữu tư nhân đã đến với xã hội loàingười ngay từ giai đoạn tan rã của xã hội nguyên thủy, khi con người biết sử dụng cáccông cụ bằng kim khí và do đó mà những của cải “thừa” bắt đầu xuất hiện. Trong thờikỳ này, quyền sở hữu tư nhân được hạn chế vào các vật phNm săn bắt, hoặc tự tay ngườita chế tạo ra, nghĩa là những đồ vật mà ngày nay được liệt vào các động sản. Các đồ vậtấy họp thành gia sản của mỗi cá nhân và không ai có quyền được xâm đoạt đối với chủcủa nó. Nói cách khác, trong lịch sử nhân loại, quyền sở hữu các động sản được coi nhưmột sắc thái của tự nhiên pháp và đã xuất hiện trước quyền sở hữu về bất động sản.Ngày nay, nhiều luật gia đã giải thích quyền sở hữu ấy như là sự kết tinh về sức laođộng của con người. Vì đã làm việc khó nhọc mới kiếm ra được nó nên người chế tạo ranó được quyền làm chủ các đồ vật ấy trong thành phần gia sản của mình và họ có quyềnđược hoàn toàn hưởng dụng hoặc sử dụng chúng theo ý muốn của mình, mà không mộtai được phép chiếm đoạt nó. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những tài sản chung củacộng đồng và chúng đã bị những người có thế lực trong xã hội tìm cách chiếm hữu, dẫnđến sự phân hóa giàu nghèo và sự hình thành giai cấp trong xã hội. 1.2. Đến khi nghề nông ra đời và phát triển, tư liệu sản xuất cơ bản trong nôngnghiệp là ruộng đất đã trở thành một thứ tài sản và là loại bất động sản. Đồng thời, đâycũng chính là loại tài sản đóng vai trò quan trọng nhất, trong khi đó các động sản chỉcòn giữ một vị trí khiêm tốn, được coi như những thứ tài sản phụ, không quan trọng.Cũng do đó mà trong cổ luật La Mã đã có quan niệm cho rằng “động sản là vật ti tiện”(res mobis, res vilis), có nghĩa là vật nhỏ mọn, không đáng giá trị gì. Sở dĩ như vậy là vìnhờ có ruộng đất mà người ta mới sản xuất ra được thóc gạo và ngũ cốc để nuôi sống 25con người hoặc để đổi chác lấy các đồ vật khác. Và do đó, ruộng đất đã được xem lànguồn gốc cơ bản của tất cả các loại tài sản khác. Cũng có thể nói, những biểu hiện cụthể về quan hệ sở hữu đối với tài sản ruộng đất trong một quốc gia chính là cơ sở tồn tạicủa các loại hình sở hữu trong xã hội. 2.1. Đối với xã hội phong kiến Việt Nam, một xã hội lấy nông nghiệp làm gốc(dĩ nông vi bản) thì tài sản quan trọng nhất, đồng thời cũng là tư liệu sản xuất quy địnhcác quan hệ kinh tế - xã hội giữa người và người ở trong nước chính là tài sản về ruộngđất (tức điền sản). Do đó, từ khá lâu, giá trị về ruộng đất đã được người Việt Nam nhậnthức một cách sâu sắc là: “Tấc đất, tấc vàng”. Và nhà nước phong kiến các thời đều banhành các văn bản pháp luật để xác định về chế độ sở hữu đối với tài sản ruộng đất trongphạm vi quốc gia. Như vậy, muốn hiểu biết về chế độ ruộng đất ở Việt Nam không thểkhông thông qua nguồn tư liệu luật pháp của các đời. Ở triều Nguyễn, đó là tác phNmHoàng Việt luật lệ ban hành dưới thời vua Gia Long cùng với các Sắc chiếu được banhành bổ sung trong các đời vua sau Gia Long là Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. 2.2. Quyền sở hữu về tài sản ruộng đất trong xã hội Việt Nam đã phải trải quamột quá trình diễn biến đặc biệt, đánh dấu sự xuất hiện song song của hai chế độ sở hữuvề ruộng đất: chế độ công hữu và chế độ tư hữu. Trong đó, chế độ tư hữu, theo quy luậtkhách quan, đã ngày một mở rộng. Đến thời triều Nguyễn, chế độ tư hữu về ruộng đất ởViệt Nam đã chiếm một tỉ lệ áp đảo so với chế độ công hữu về ruộng đất. Theo mộtthống kê đương thời do Nguyễn Công Tiệp tiến hành cho biết, đến thời Minh Mạng, sốlượng ruộng đất tư trong cả nước là 2.816.221 mẫu, chiếm 82,92% tổng diện tích ruộngđất thực canh trong cả nước (3.396.584 mẫu), trong khi ruộng đất công chỉ chiếm580.363 mẫu (khoảng 17,08% trên tổng diện tích ruộng đất thực canh). Bên cạnh đó, dotính tự trị của làng xã đã hình thành ở các địa phương một bộ phận ruộng đất riêng,thuộc quyền sở hữu của tập thể làng xã mà nhà nước các cấp không thể tác động được:đó là loại ruộng công bản của làng xã. Đây là lo ...