Danh mục

Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày tá tràng

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.59 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

+ Nấu chín, ninh nhừ thức ăn, không dùng thực phẩm sống. + Nhai kỹ, ăn chậm. + Không nên để bị đói và không ăn quá no một lần mà nên chia nhỏ nhiều bữa ăn thành 4-5 bữa trong một ngày, cần ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ. Ăn nhiều bữa nhỏ có tác dụng trung hòa acide vì thức ăn có môi trường kiềm,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày tá tràng Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày tá tràngTrong quá trình tiêu hóa thì thức ăn được nghiền nhỏ trước khi nuốt vào dạ dày rấtquan trọng cho việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn vào ruột non, muốn tiêu hóa tốtcần lưu ý :+ Nấu chín, ninh nhừ thức ăn, không dùng thực phẩm sống.+ Nhai kỹ, ăn chậm.+ Không nên để bị đói và không ăn quá no một lần mà nên chia nhỏ nhiều bữa ănthành 4-5 bữa trong một ngày, cần ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và22 giờ. Ăn nhiều bữa nhỏ có tác dụng trung hòa acide vì thức ăn có môi trườngkiềm, mỗi lần ăn nên ăn ít không làm căng dạ dày vì căng dạ dày dễ kích thích gâytiết acide nhiều hơn.+ Không chan nhiều canh cùng với cơm vì nhai không kỹ làm tăng gánh nặng chodạ dày .+ Ăn xong nên nghỉ 15-30 phút không nên lao động nặng ngay.+ Không ăn thức ăn quá lạnh vì lạnh làm co bóp dạ dày nhiều hơn hay thức ăn quánóng làm niêm mạc xung huyết cũng kích thích co bóp dạ dày mạnh hơn. Tốt nhấtnên ăn thực phẩm ở nhiệt độ 40-50o.+ Không nên ăn thức ăn quá đặc hay quá loãng làm cho sự tiêu hóa kém đi.Những thực phẩm nên dùng :+ Sữa bò, sữa đậu nành, sữa hộp, bơ, phô-mai có tác dụng đệm trung hòa acide.+ Thực phẩm giàu đạm như thịt, cá (nên luộc, hấp) thì dễ hấp thu hơn dạng chếbiến chiên, xào, thực phẩm giàu đạm cung cấp nguyên liệu cho tế bào làm lành ổloét dạ dày.+ Rau củ nên dùng loại non và luộc hay nấu xúp.+ Thực phẩm chứa tinh bột tạo năng lượng dễ hấp thu như cơm nát, nếp, bánh mì,cháo, khoai luộc+ Thức uống: nước lọc, nước chè loãng.+ Ăn nhiều rau, trái cây tươi, uống nhiều nước.Những thực phẩm không nên dùng :+ Những thực phẩm chế biến dạng chiên, xào, nướng như : thịt quay, thịt, cánướng, cá, thịt ướp muối, thịt chiên, xào nhiều dầu mỡ.+ Các loại thịt nguội chế biến sẵn như: dăm bông, lạp xưởng, xúc xích, chả lụa.+ Những thức ăn dai cứng gây cọ xát dạ dày như thịt nhiều gân, sụn, rau xơ già,quả xanh, măng, khóm, khoai mì, ốc nghêu, sò-+ Giảm các gia vị tiêu ớt,giấm, dưa cà, hành muối, cải làm dưa.+ Hạn chế trà, cà phê, rượu.+ Nên bỏ hút thuốc lá.Trong giai đoạn cấp đau nhiều, bệnh nhân nên ăn thực phẩm chế biến dễ tiêu nhưcháo, xúp, uống sữa để làm giảm sự co thắt dạ dày như thế sẽ giảm đau rất nhiều.Khi bệnh đã ổn chuyển sang chế độ ăn cơm nhão cùng với việc cung cấp đủ cácloại thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng.Như vậy nếu bệnh nhân thực hiện nghỉ ngơi hợp lý, dùng thuốc đúng liều và ápdụng chế độ ăn như trên trong giai đoạn điều trị thì kết quả sẽ rất khả quan rút ngắnđược thời gian điều trị ,hạn chế biến chứng. Sau khi dứt điều trị bằng thuốc bệnhnhân nên tiếp tục duy trì các hướng dẫn nêu trên để tránh bệnh tái phát .

Tài liệu được xem nhiều: