Danh mục

CHẾ ĐỘ CHUNG VỀ NGHĨA VỤ

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 573.05 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghĩa vụ, một khi được xác lập, chịu sự chi phối của một chế độ chung. Luật không thiết lập sự phân biệt giữa các nghĩa vụ tuỳ theo nguồn gốc xác lập để xây dựng các quy tắc chi phối quan hệ giữa các chủ thể. Như đã nói, quan hệ nghĩa vụ được thiết lập giữa một bên là người có quyền yêu cầu một điều gì đó và bên kia là người có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Trong ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẾ ĐỘ CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CHẾ ĐỘ CHUNG VỀ NGHĨA VỤChương I. Thực hiện nghĩa vụ 1.Các nguyên tắc chung về thực hiện nghĩa vụ 2.Bắt buộc thực hiện nghĩa vụChương II. Lưu thông nghĩa vụChương III. Chấm dứt nghĩa vụ 1.Các trường hợp đặc biệt của việc chấm dứt nghĩa vụ theo hợp đồng 2.Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ theo quy định của pháp luật 3.Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ theo thoả thuậnNghĩa vụ, một khi được xác lập, chịu sự chi phối của một chế độ chung. Luậtkhông thiết lập sự phân biệt giữa các nghĩa vụ tuỳ theo nguồn gốc xác lập để xâydựng các quy tắc chi phối quan hệ giữa các chủ thể.Như đã nói, quan hệ nghĩa vụ được thiết lập giữa một bên là người có quyền yêucầu một điều gì đó và bên kia là người có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Trongtrường hợp điển hình, sự đáp ứng được thực hiện và yêu cầu được thoả mãn. Cótrường hợp trước khi được thực hiện, quan hệ nghĩa vụ có sự thay đổi về chủ thể -chủ thể có, chủ thể nợ hoặc cả hai. Pháp luật cũng dự kiến những tình huống trongđó, nghĩa vụ chấm dứt, dù không được thực hiện.Chương ITHỰC HIỆN NGHĨA VỤÐịnh nghĩa. Thực hiện nghĩa vụ là việc người có nghĩa vụ đáp ứng đúng và đầyđủ các yêu cầu của người có quyền: chuyển quyền sở hữu, giao tài sản, trả nợ,...Thực hiện nghĩa vụ, hiểu theo nghĩa rằng nghĩa vụ được hoàn thành, .là một trongnhững cách thức chấm dứt nghĩa vụ được dự liệu trong luật viết hiện hành (BLDSÐiều 380 khoản 1). Song, trường hợp nghĩa vụ được hoàn thành là trường hợp duynhất mà trong đó nghĩa vụ chấm dứt sau khi đã được thực hiện đúng và đầy đủ.Trong tất cả các trường hợp khác, nghĩa vụ được chấm dứt mà chưa được thựchiện xong thậm chí, có thể không bao giờ được thực hiện.Việc thực hiện nghĩa vụ có thể tự nguyện nhưng cũng có thể không tự nguyện.Luật viết có những quy tắc chung cho tất cả các trường hợp thực hiện nghĩa vụ.Bên cạnh đó, luật cũng có những quy tắc riêng được áp dụng cho trường hợpnghĩa vụ được thực hiện một cách không tự nguyện.Mục I. Các quy tắc chung về thực hiện nghĩa vụI - Các bên trong quan hệ thực hiện nghĩa vụ1. Trường hợp tổng quátNgười thực hiện nghĩa vụ. Người thực hiện nghĩa vụ có thể là người có nghĩa vụ,nhưng cũng có thể là người thứ ba. Một cách hợp lý, nếu có một người nào đó sẵnsàng đáp ứng yêu cầu của người có quyền, thì người này không thể từ chối. Tuynhiên, có nhiều trường hợp mà khái niệm “đáp ứng yêu cầu của người có quyền”được xây dựng không chỉ bằng các yếu tố khách quan (nội dung của sự đáp ứng)mà còn cả bằng các yếu tố chủ quan (nhân thân hoặc phẩm chất nghiệp vụ củangười đáp ứng hoặc cả hai). Một người thuê một họa sĩ vẽ chân dung cho mình vìtin rằng chỉ có người họa sĩ này mới có thể thực hiện được cho mình một bức chândung mà mình mong muốn. Người thuê trong trường hợp này có quyền từ chối đềnghị của một người khác về việc thực hiện nghĩa vụ thay người họa sĩ đã giao kếthợp đồng.Giả sử người thứ ba thực hiện nghĩa vụ và người có quyền yêu cầu cũng chấpnhận việc thực hiện đó, thì người thực sự có nghĩa vụ không còn trách nhiệm thựchiện nghĩa vụ đối với người có quyền yêu cầu; tuy nhiên, người có nghĩa vụ khôngnhất thiết không còn trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách tuyệt đối. Trênnguyên tắc, người thứ ba thực hiện nghĩa vụ thay thế người có quyền yêu cầu vàtrở thành người có quyền này đối với người thực sự có nghĩa vụ. Nếu người thứ bathực hiện nghĩa vụ có ý định tặng cho đối với người thực sự có nghĩa vụ, thì việctặng cho sẽ có tác dụng của một vụ bù trừ nghĩa vụ; còn nếu người thứ ba khôngcó ý định đó, thì sẽ trở thành người thế quyền của người có quyền yêu cầu vàngười thực sự có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với người này.Người tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ. Người tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ, trênnguyên tắc, phải là người có quyền yêu cầu hoặc người đại diện của người này(người giám hộ, người được ủy quyền,...). Thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của ngườikhông có quyền, người có nghĩa vụ, vẫn còn nghĩa vụ, phải thực hiện nghĩa vụ(một lần nữa) đối với người có quyền yêu cầu và có quyền yêu cầu người tiếpnhận thực hiện nghĩa vụ lần thứ nhất hoàn lại cho mình khoản lợi mà người saunày được hưởng do việc thực hiện nghĩa vụ đó.Người có quyền yêu cầu không nhất thiết là người đã tham gia vào việc xác lậpquan hệ nghĩa vụ. Có người trở thành người có quyền yêu cầu do hiệu lực của việcdi chuyển di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Có người trở thành người cóquyền yêu cầu do được chuyển nhượng quyền yêu cầu, có hoặc không có đền bù.Quyền yêu cầu biểu kiến. Trong luật của Pháp, việc thực hiện nghĩa vụ vì lợi íchcủa một người không có quyền yêu cầu vẫn có thể có tác dụng giải phóng ngườicó nghĩa vụ trong một số trường hợp mà người tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ làngười có quyền yêu cầu biểu kiến. Một trong những ví dụ về quyền yêu cầu biểukiến được xây dựng như sau: người có quyền yêu cầu chết; người có nghĩa vụ thựchiện nghĩa vụ ch ...

Tài liệu được xem nhiều: