Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Đái tháo đường
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 227.03 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Điều cơ bản trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường là hạn chế glucid và hạn chế ăn lipd nhất là các acid béo bão hòa nhằm ngăn ngừa sự tăng đường huyết quá mức, ngừa và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng; ngừa những cơn hạ đường huyết trên những bệnh nhân dùng thuốc viên hay chích insulin; làm bình thường hóa lipd máu (mỡ trong máu), làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch, kiểm soát tốt cân nặng.
Nhu cầu năng lượng (lượng calori) tối thiểu cho người bệnh thường được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Đái tháo đường Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Đái tháo đường Điều cơ bản trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường là hạn chế glucid và hạn chế ăn lipd nhất là các acid béo bão hòa nhằm ngăn ngừa sự tăng đường huyết quá mức, ngừa và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng; ngừa những cơn hạ đường huyết trên những bệnh nhân dùng thuốc viên hay chích insulin; làm bình thường hóa lipd máu (mỡ trong máu), làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch, kiểm soát tốt cân nặng. Nhu cầu năng lượng (lượng calori) tối thiểu cho người bệnh thường được dựa trên chiều cao, cân nặng, giới tính, tuổi tác, chế độ làm việc của từng bệnh nhân. Một bữa ăn hợp lý bao giờ cũng đầy đủ các chất : carbohydrate, protein(đạm), lipd (mỡ), vitamine và chất khoáng, chất xơ. Tổng số calori được phân phối như sau: 1-Carbohydrate chiếm 50-55% tổng số calori(chủ yếu là đường phức: ngũ cốc) Ngày nay, theo khuyến cáo của hiệp hội đái tháo đường nên lựa chọn các loại ngũ cốc chưa chà sát nhiều. Bệnh nhân có thể ăn : - Không hạn chế thực phẩm chứa - Cần kiên cử nhóm thực phẩm cung cấp nhiều đường , bột(> 30% glucid) như đường, nước ngọt, càrem, trái cây đóng hộp với nước đường , trái cây khô, bánh mức, kẹo, chè, sữa đặc có đường. - Không dùng trái cây ngọt nhiều như mít, nhãn, xoài, sầu riêng, sabôche. Ăn hạn chế chuối, quít, dưa hấu, nước dừa, hồng. Ăn vừa phải bưởu, cam, bom, lê,mận. Nên dùng một loại trái cây trong ngày để dễ kiểm soát lượng ăn vào.ví dụ một ngày một quả táo vừa chia làm 2 hoặc 3 lần sau mỗi bữa ăn. Trái cây chỉ nên ăn như một món tráng miệng, tức là ăn vừa phải, không dùng như để thay thế một bữa ăn chính trong ngày và lý tưởng nhất là nên ăn tươi, ăn luôn vỏ (nếu có thể ăn được). - Không nên dùng thường xuyên nước ép trái cây vì lượng trái cây dùng thường nhiều và mất đi ít nhiều vitamin và chất xơ làm đường trong trái cây được hấp thu nhanh hậu quả dễ làm tăng mỡ máu nhất là triglyceride và đường máu. 2- Mỡ(lipd) chiếm 30% tổng số calori trong ngày, trong đó 1/3 là acide béo bão hoà(ví dụ mỡ động vật), 1/3 acide béo có một nối đôi(ví dụ :dầu đậu phộng, dầu ôliu), 1/3 acide béo nhiều nối đôi(ví dụ dầu cải, dầu đậu nành, dầu hướng dương) 3-Đạm (Protein) chiếm 15-20% tổng số calori trong ngày, lý tưởng là 0,8g protein/kg cân nặng/ngày đối với người lớn. Một số trường hợp cá biệt như sau phẩu thuật, có thai, cho con bú hay suy thận ... thì lượng protein cần có thể tăng giảm tuỳ trường hợp. Đạm bao gồm đạm động vật (thịt, cá, tôm, cua, thực phẩm chế biến)và đạm thực vật(tàu hủ, các loại đậu), nên dùng phối hợp theo tỉ lệ1:1 4-Vitamin và các yếu tố vi lượng: thường có trong các loại rau tươi. 5-Sợi xơ : nên ăn nhiều thức ăn có sợi xơ , có trong vỏ trái cây, gạo không giã kỹ, rau...có tác dụng chống táo bón, giảm tăng đường huyết, cholesterol, triglyceride sau bữa ăn. Do đó nên ăn một đĩa rau luộc hoặc một tô canh rau dùng (đã lấy đi váng mơ) trước rồi mới bắt đầu ăn cơm. 6-Chất tạo vị ngọt cho thức ăn (đường thay thế): như đường aspartam, đường bắp, đường isomalt. nên dùng không quá 3 viên hay 3 gói/ngày. 7-Muối: bệnh nhân không nên dùng qúa 6gram/ngày . Nếu bệnh nhân có huyết áp cao, không nên dùng quá 3gram/ngày. - Sự phân phối các bữa ăn cũng cần để tránh các cơn hạ đường huyết : 20% tổng số calo cho bữa ăn sáng, 30-35% tổng số calo cho bữa ăn trưa, 30% tổng số calo cho bữa ăn chiều, có thể 15-20% dành cho các bữa ăn nhỡ(9-10h, 16-17h,21- 22h) - Nên ăn chậm, nhai kỹ để chúng ta nhận biết đã ăn no. - Đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 1 các bữa ăn phải kết hợp với thuốc. Một số bệnh nhân mập, đường huyết cao không triệu chứng có thể chỉ cần tiết chế đúng cách là giảm được đường huyết. - Đây là vấn đề điều trị lâu dài, lâu lâu quên kiêng cữ cũng không nguy hiểm, miễn sao có ý thức cữ lại ngày hôm sau hoặc điều chỉnh liều thuốc. - Chế độ ăn kiêng là cụ thể trên từng cá nhân, không thể áp dụng ở bệnh nhân này cho bệnh nhân khác được vì còn tuỳ thuộc vào bệnh lý, cân nặng, thói quen ăn uống, chế độ làm việc,kinh tế... Vì vậy, bệnh nhân cần trao đổi trực tiếp với Bác sĩ điều trị của mình để có một chế độ ăn kiêng cụ thể và phù hợp nhất. BS. NGUYỄN HỮU HÀN CHÂU Chuyên khoa Nội tiết -BV Hoàn Mỹ Sài Gòn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Đái tháo đường Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Đái tháo đường Điều cơ bản trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường là hạn chế glucid và hạn chế ăn lipd nhất là các acid béo bão hòa nhằm ngăn ngừa sự tăng đường huyết quá mức, ngừa và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng; ngừa những cơn hạ đường huyết trên những bệnh nhân dùng thuốc viên hay chích insulin; làm bình thường hóa lipd máu (mỡ trong máu), làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch, kiểm soát tốt cân nặng. Nhu cầu năng lượng (lượng calori) tối thiểu cho người bệnh thường được dựa trên chiều cao, cân nặng, giới tính, tuổi tác, chế độ làm việc của từng bệnh nhân. Một bữa ăn hợp lý bao giờ cũng đầy đủ các chất : carbohydrate, protein(đạm), lipd (mỡ), vitamine và chất khoáng, chất xơ. Tổng số calori được phân phối như sau: 1-Carbohydrate chiếm 50-55% tổng số calori(chủ yếu là đường phức: ngũ cốc) Ngày nay, theo khuyến cáo của hiệp hội đái tháo đường nên lựa chọn các loại ngũ cốc chưa chà sát nhiều. Bệnh nhân có thể ăn : - Không hạn chế thực phẩm chứa - Cần kiên cử nhóm thực phẩm cung cấp nhiều đường , bột(> 30% glucid) như đường, nước ngọt, càrem, trái cây đóng hộp với nước đường , trái cây khô, bánh mức, kẹo, chè, sữa đặc có đường. - Không dùng trái cây ngọt nhiều như mít, nhãn, xoài, sầu riêng, sabôche. Ăn hạn chế chuối, quít, dưa hấu, nước dừa, hồng. Ăn vừa phải bưởu, cam, bom, lê,mận. Nên dùng một loại trái cây trong ngày để dễ kiểm soát lượng ăn vào.ví dụ một ngày một quả táo vừa chia làm 2 hoặc 3 lần sau mỗi bữa ăn. Trái cây chỉ nên ăn như một món tráng miệng, tức là ăn vừa phải, không dùng như để thay thế một bữa ăn chính trong ngày và lý tưởng nhất là nên ăn tươi, ăn luôn vỏ (nếu có thể ăn được). - Không nên dùng thường xuyên nước ép trái cây vì lượng trái cây dùng thường nhiều và mất đi ít nhiều vitamin và chất xơ làm đường trong trái cây được hấp thu nhanh hậu quả dễ làm tăng mỡ máu nhất là triglyceride và đường máu. 2- Mỡ(lipd) chiếm 30% tổng số calori trong ngày, trong đó 1/3 là acide béo bão hoà(ví dụ mỡ động vật), 1/3 acide béo có một nối đôi(ví dụ :dầu đậu phộng, dầu ôliu), 1/3 acide béo nhiều nối đôi(ví dụ dầu cải, dầu đậu nành, dầu hướng dương) 3-Đạm (Protein) chiếm 15-20% tổng số calori trong ngày, lý tưởng là 0,8g protein/kg cân nặng/ngày đối với người lớn. Một số trường hợp cá biệt như sau phẩu thuật, có thai, cho con bú hay suy thận ... thì lượng protein cần có thể tăng giảm tuỳ trường hợp. Đạm bao gồm đạm động vật (thịt, cá, tôm, cua, thực phẩm chế biến)và đạm thực vật(tàu hủ, các loại đậu), nên dùng phối hợp theo tỉ lệ1:1 4-Vitamin và các yếu tố vi lượng: thường có trong các loại rau tươi. 5-Sợi xơ : nên ăn nhiều thức ăn có sợi xơ , có trong vỏ trái cây, gạo không giã kỹ, rau...có tác dụng chống táo bón, giảm tăng đường huyết, cholesterol, triglyceride sau bữa ăn. Do đó nên ăn một đĩa rau luộc hoặc một tô canh rau dùng (đã lấy đi váng mơ) trước rồi mới bắt đầu ăn cơm. 6-Chất tạo vị ngọt cho thức ăn (đường thay thế): như đường aspartam, đường bắp, đường isomalt. nên dùng không quá 3 viên hay 3 gói/ngày. 7-Muối: bệnh nhân không nên dùng qúa 6gram/ngày . Nếu bệnh nhân có huyết áp cao, không nên dùng quá 3gram/ngày. - Sự phân phối các bữa ăn cũng cần để tránh các cơn hạ đường huyết : 20% tổng số calo cho bữa ăn sáng, 30-35% tổng số calo cho bữa ăn trưa, 30% tổng số calo cho bữa ăn chiều, có thể 15-20% dành cho các bữa ăn nhỡ(9-10h, 16-17h,21- 22h) - Nên ăn chậm, nhai kỹ để chúng ta nhận biết đã ăn no. - Đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 1 các bữa ăn phải kết hợp với thuốc. Một số bệnh nhân mập, đường huyết cao không triệu chứng có thể chỉ cần tiết chế đúng cách là giảm được đường huyết. - Đây là vấn đề điều trị lâu dài, lâu lâu quên kiêng cữ cũng không nguy hiểm, miễn sao có ý thức cữ lại ngày hôm sau hoặc điều chỉnh liều thuốc. - Chế độ ăn kiêng là cụ thể trên từng cá nhân, không thể áp dụng ở bệnh nhân này cho bệnh nhân khác được vì còn tuỳ thuộc vào bệnh lý, cân nặng, thói quen ăn uống, chế độ làm việc,kinh tế... Vì vậy, bệnh nhân cần trao đổi trực tiếp với Bác sĩ điều trị của mình để có một chế độ ăn kiêng cụ thể và phù hợp nhất. BS. NGUYỄN HỮU HÀN CHÂU Chuyên khoa Nội tiết -BV Hoàn Mỹ Sài Gòn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh thường gặp cách chăm sóc sức khoẻ cách phòng trị bệnh kiến thức y học cần biết dinh dưỡng cho người tiểu đường bệnh Đái tháo đườngTài liệu liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
7 trang 191 0 0
-
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 139 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
Báo cáo: Chương trình đánh giá nhanh tình hình tiếp cận Insulin tại việt nam 2008
60 trang 100 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 96 0 0 -
Điều trị đái tháo đường ở những đối tượng đặc biệt
5 trang 95 0 0 -
49 trang 88 0 0