Ở người cao tuổi (NCT), hệ tiêu hóa bắt đầu suy giảm hiệu suất hoạt động, thị lực giảm, răng yếu, mũi kém nhạy, tuyến nước bọt tiết ít, khiến NCT cảm thấy ăn không ngon miệng, làm ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của tuổi già. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ... rất cao, vì thế ngoài việc duy trì cơ thể khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ đáng kể. Dùng món luộc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi
Chế độ dinh dưỡng
cho người cao tuổi
Ở người cao tuổi (NCT), hệ tiêu hóa bắt đầu
suy giảm hiệu suất hoạt động, thị lực giảm,
răng yếu, mũi kém nhạy, tuyến nước bọt tiết
ít, khiến NCT cảm thấy ăn không ngon
miệng, làm ảnh hưởng đến nhu cầu dinh
dưỡng của tuổi già. Bên cạnh đó, nguy cơ
mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu
nhiễm mỡ... rất cao, vì thế ngoài việc duy trì
cơ thể khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng
hợp lý, khoa học sẽ giúp nâng cao sức khỏe,
kéo dài tuổi thọ đáng kể. Dùng món luộc thay
nướng
Nếu ở người trẻ tuổi mỗi ngày cần 2.500 Kcal
thì khi đã 60 tuổi chỉ cần 2.000 Kcal và 70 tuổi
chỉ cần 1.800 Kcal là đủ.
Với người già, cần chia thức ăn thành nhiều bữa
nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn. Nên tăng các
thức ăn có nguồn gốc thực vật (vừng, lạc, đậu
đỗ, rau xanh và quả chín), giảm lượng thịt và
thay bằng cá. Chế biến các món hấp, luộc thay
thế các món rán, nướng.
Thường xuyên thay đổi thực đơn, tránh đơn
điệu, chú ý các món ăn mềm, thái nhỏ hầm kỹ,
các món canh chất lượng dễ tiêu. Không ăn quá
no, nhất là vào buổi tối, vì khi nằm, dạ dày căng
to sẽ đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt
động của tim.
Sau khi ăn xong, nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng
trong vòng 30 phút nhằm giúp dạ dày nhào trộn
tiêu hóa thức ăn để chuyển xuống ruột non dễ
dàng hơn.
Trứng là thực phẩm có nhiều cholesterol không
tốt cho bệnh tim mạch, tăng huyết áp nhưng
trong trứng cũng có lecithin giúp chuyển hóa
cholesterol. Vì vậy, để dung hòa, mỗi tuần
người cao tuổi nên ăn 3 quả trứng.
Thêm mỡ, giảm đường
Nếu không bị béo phì, không mắc bệnh tim
mạch, mỡ máu không cao thì NCT cần bổ sung
mỡ hằng ngày. Theo các chuyên gia dinh
dưõng, với người Việt Nam, năng lượng do chất
béo cung cấp nên đạt từ 20% tổng số năng
lượng khẩu phần. Điều đó có nghĩa là hiện nay,
bữa ăn của chúng ta còn thiếu chất béo, nhất là
ở nhiều vùng nông thôn, do đó không nên quá
đề cao dầu thực vật mà bỏ quên mỡ động vật.
Đối với NCT, ăn nhiều đường không tốt cho sức
khỏe vì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, đái
tháo đường, tim mạch... Việc ăn bao nhiêu
đường bột là vừa thì còn phụ thuộc vào nhu cầu
năng lượng của mỗi người (tình trạng gầy béo,
hoạt động thể lực nhiều hay ít...) nhưng với
NCT nói chung, nên giảm lượng đường, bột
trong khẩu phần.
Bớt muối
Chế độ ăn hợp lý có tác động làm giảm huyết áp
và phòng xơ vữa động mạch. Vì thế, NCT chỉ
nên ăn lượng muối dưới 4-5g/ngày. Theo một số
nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ở các quần thể
dân cư có tập quán ăn mặn thì tỉ lệ người bị tăng
huyết áp cao hơn hẳn so với các quần thể dân cư
có tập quán ăn nhạt hơn.
Ngoài ra cần bổ sung chế độ ăn giàu kali. Kali
có nhiều trong các loại rau, hoa quả như rau
dền, dưa chuột, bắp cải, súp lơ, su hào, xà lách,
đậu cô ve, giá đỗ, cải soong, cà chua, cà rốt,
cam, chanh, chuối, mận, mơ, dưa hấu... Việc sử
dụng thức ăn giàu canxi (sữa và các chế phẩm
của sữa) cũng rất quan trọng nhưng nên sử dụng
sữa tách bơ