Danh mục

Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.38 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hỏi: Tôi chuẩn bị sinh em bé vào tháng 9 tới. Theo tôi được biết, phụ nữ sau khi sinh phải ăn một số thức ăn đặc biệt và kiêng cữ một số loại thực phẩm. Xin cho biết cụ thể chế độ dinh dưỡng cho sản phụ. (Nguyet Thao) Đáp: Qua quá trình mang thai và sinh nở, sự tiêu hao sức khoẻ và năng lượng của sản phụ là rất lớn, vì vậy trong thời kỳ mang thai cũng như thời kỳ nghỉ đẻ, việc chăm sóc ăn uống cho sản phụ là điều không thể xem...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ Chế độ dinh dưỡng cho sản phụHỏi: Tôi chuẩn bị sinh em bé vào tháng 9 tới. Theo tôiđược biết, phụ nữ sau khi sinh phải ăn một số thức ăn đặcbiệt và kiêng cữ một số loại thực phẩm. Xin cho biết cụ thểchế độ dinh dưỡng cho sản phụ. (Nguyet Thao)Đáp: Qua quá trình mang thai và sinh nở, sự tiêu hao sứckhoẻ và năng lượng của sản phụ là rất lớn, vì vậy trong thờikỳ mang thai cũng như thời kỳ nghỉ đẻ, việc chăm sóc ănuống cho sản phụ là điều không thể xem thường, một là bổsung sự tiêu hao năng lượng, hai là bổ sung đủ dinh dưỡngcần thiết để người mẹ tiết ra đủ sữa nuôi con. Do vậy chếđộ ăn uống của sản phụ phải đáp ứng được cả 2 yêu cầutrên.Sau đây là một số nguyên tắc để sản phụ tham khảo:- Ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là thứcăn có chứa nhiều protein, canxi, sắt như: thịt bò, trứng, sữa,gan và thận động vật; các sản phẩm từ đậu có thể nấu canhvới xương heo, giò heo là những thức ăn có hàm lượngcanxi rất cao.- Phối hợp ăn uống hợp lý. Dinh dưỡng của sản phụ phảitoàn diện, không thể ăn theo ý thích của mình, cũng khôngphải ăn nhiều quá một loại thực phẩm. Trong các bữa ănchính phải có thức ăn thô như cơm, bắp, tiểu mạch, khoaiđể đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, trái cây, rau cảicũng rất có ích cho sản phụ nhằm cung cấp đủ vitamin vàthúc đẩy vú tiết sữa bình thường. Vì vậy nên tập thói quenăn trái cây sau mỗi bữa ăn, các loại như táo, quít, lê v.v...- Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và ít kích thích; tránhtáo bón vì nếu để táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến trĩ, nứt kẽhậu môn, sa tử cung.- Không kiêng cữ một cách quá mù quáng. Thời kỳ cho conbú, dinh dưỡng phải đủ về mọi mặt mới đáp ứng nhu cầucủa bản thân và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nếukhông sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.- Ăn uống hợp vệ sinh. 5-7 ngày sau khi sinh nên ăn nhữngthức ăn mềm như cơm nát, cháo; không nên ăn quá nhiềudầu mỡ như thịt gà (có da), giò heo... Sau 7 ngày có thể ăncác món như cá, thịt, trứng gà nhưng không nên ăn quá notrong vòng một tháng sau khi sinh mà nên ăn làm nhiều bữatrong ngày.- Không nên ăn những thức ăn cay nóng vì dễ làm cho sảnphụ bốc hoả và có thể ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, làm chotrẻ bị nóng trong người. Vì vậy tránh ăn hành, ớt, hồihương, hẹ, rượu...- Cũng không nên ăn thức ăn sống, lạnh vì dễ làm tổnthương dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá. Ngoàira, thức ăn sống lạnh dễ tạo máu bầm làm đau bụng sau khisinh.- Ngoài 3 bữa chính, sản phụ nên ăn nhiều bữa phụ với cácloại thực phẩm dễ tiêu như mì, hoành thánh, cháo để tănglượng sữa.Trên cơ sở các nguyên tắc đó bạn có thể lựa chọn các loạithực đơn phù hợp cho mình nhằm đảm bảo sự hồi phục sứckhoẻ sau khi sinh và chất lượng sữa cho trẻ tốt nhất.

Tài liệu được xem nhiều: