Chế độ sở hữu đất đai trên thế giới và ở Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 240.96 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chế độ sở hữu đất đai là một vấn đề pháp lý phức tạp, chứa đựng cả những yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Bài viết này phân tích chế độ sở hữu đất đai ở một số quốc gia, qua đó liên hệ và gợi mở phương hướng hoàn thiện chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chế độ sở hữu đất đai trên thế giới và ở Việt Nam Chế độ sở hữu đất đai trên thế giới và ở Việt Nam ThS Nguyễn Anh Đức - PGS.TS. Vũ Công Giao Khoa Luật - ĐHQGHN Dẫn nhập Chế độ sở hữu đất đai là một vấn đề pháp lý phức tạp, chứa đựng cả nhữngyếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Trên thế giới, chế độ sở hữu đất đai cóthể được xác lập dựa trên cơ sở pháp luật hoặc tập quán văn hoá, hoặc cả hai. Chếđộ sở hữu đối với đất đai bao gồm các quy định về quyền sử dụng, kiểm soát vàchuyển nhượng đất, theo đó một cá nhân hoặc một nhóm/cộng đồng, hoặc nhànước, có thể là chủ thể của các quyền này. Ở Việt Nam, đất đai được xem là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lựcquan trọng phát triển đất nước, là loại tư liệu sản xuất có ý nghĩa hàng đầu trong đờisống kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng. Vì vậy, kể từ Hiến pháp1980, ở Việt Nam chỉ còn lại một hình thức sở hữu đất đai duy nhất - sở hữu toàndân về đất đai mà nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng,việc chỉ công nhận duy nhất một chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một trongnhững nguyên nhân làm giảm hiệu quả khai thác, sử dụng đất, đồng thời làm phátsinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện cũng như hành vi tham nhũng về đất đai. Quyđịnh như vậy phải chăng chỉ phù hợp với giai đoạn trước đây chứ không còn phùhợp trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam? Bài viết này phân tích chế độ sở hữu đấtđai ở một số quốc gia, qua đó liên hệ và gợi mở phương hướng hoàn thiện chế độ sởhữu đất đai ở Việt Nam trong thời gian tới. 1. Chế độ sở hữu đất đai trên thế giới Theo khảo sát của Tổ chức Nông - Lương Liên hợp quốc (FAO), trên thếgiới đang tồn tại 4 chế độ sở hữu đất đai, trong đó có những nước chỉ quy định một(như Việt Nam) trong khi những nước khác quy định đồng thời nhiều hình thức sởhữu. Bốn chế độ sở hữu đó bao gồm:1 - Sở hữu tư nhân (Private): đất đai được cấp cho một chủ thể tư nhân (có thểlà một cá nhân, một gia đình, nhóm người hoặc một doanh nghiệp hay tổ chức). Vídụ, các cá nhân hay gia đình có thể có quyền sở hữu đối với một thửa đất ở, thửa đấtnông nghiệp nhất định và các thành viên khác của cộng đồng không được tiếp cận,sử dụng thửa đất đó nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Để bảo vệ đất đai1 Tham khảo từ: FAO, What is land tenure, tại: https://www.fao.org/3/y4307E/y4307e05.htm. 261thuộc sở hữu tư nhân, pháp luật của các quốc gia liên quan cho phép chủ sở hữuthực hiện một số biện pháp để ngăn ngừa sự xâm nhập, sử dụng trái phép, trong đócó những nước thậm chí cho phép công dân sở hữu và sử dụng vũ khí cho việc đó. - Sở hữu chung cộng đồng (Communal): đất đai thuộc về một cộng đồng xácđịnh (như thôn, bản…) mà ở đó mỗi thành viên đều có quyền sử dụng một cách độclập hoặc cùng chung với các thành viên khác của cộng đồng. Ví dụ, các thành viêncủa một cộng đồng có thể cùng có quyền chăn thả gia súc trên một đồng cỏ chung,hay cùng có quyền chôn cất người thân tại một nghĩa địa chung...Những người bênngoài cộng đồng chỉ có thể khai thác, sử dụng các thửa đất thuộc sở hữu chung củamột cộng đồng nếu được phép của tất cả các thành viên của cộng đồng đó. - Sở hữu mở (Open access): các quyền cụ thể không được trao cho bất kì aivà không ai có thể bị loại trừ khỏi việc khai thác, sử dụng thửa đất đó. Đất đai thuộcsở hữu mở có thể là một bãi biển, hay núi rừng, sông ngòi hoặc đồng cỏ…nơi mọingười đều có thể tiếp cận và sử dụng miễn phí. Như vậy, sở hữu mở giống sở hữucộng đồng ở quyền sử dụng chung với đất đai, song khác nhau ở giới hạn về chủ thểcủa quyền. Với sở hữu mở, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận và sử dụng đất đai, cònvới sở hữu cộng đồng, chỉ những thành viên của cộng đồng liên quan mới có quyềnnày. - Sở hữu nhà nước (state owned - cũng được hiểu là “sở hữu toàn dân”):quyền quản lý đất đai được trao cho nhà nước. Nhà nước có thể giao đất cho ngườidân, các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng, khai thác, nhưng quyền định đoạt đất đaichỉ thuộc về nhà nước. Về bản chất, đây là hình thức sở hữu chung của quốc gia,dân tộc trong đó nhà nước chỉ là đại diện. Loại hình sở hữu này được quy định bởinhiều quốc gia, nhưng thông thường kết hợp cùng với những hình thức sở hữu khác.Vấn đề cốt lõi với hình thức sở hữu này nằm ở chỗ cần xác định chính xác vai tròcủa nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu (tức là đại diện quốc gia) - là một thựcthể được trao quyền và chịu trách nhiệm rõ ràng về việc quản lí đất đai, để qua đóphòng chống tham nhũng và bảo đảm hiệu quả khai thác, sử dụng đất. Với mỗi loại hình sở hữu nêu trên, các nhà nước có thể đặt ra các chế độquản trị đất đai (land administration) khác nhau, cụ thể như: - Chế độ quản trị về các quyền đối với đất (land rights): thể hiện qua sự phânbổ các quyền đối với đất đai; sự phân định ranh giới của các thửa đất mà các quyềnđược phân bổ; sự chuyển nhượng đất đai từ bên này sang bên khác thông qua bán,cho thuê, cho vay, tặng cho hoặc thừa kế; và cơ chế xử lý những tranh chấp liênquan đến quyền và ranh giới thửa đất. Có thể hiểu đây là nhóm quy chế về “chủ 262quyền” đối với đất đai. Các quyền này được luật định và thậm chí còn được hiếnđịnh. Bên cạnh việc quy định về chủ quyền đối với các loại đất, hiến pháp của mộtsố quốc gia cũng quy định quyền của nhà nước trong việc thu hồi đất (gồm cả đấtthuộc sở hữu tư nhân) để phục vụ cho các mục đích công cộng.2 Tuy nhiên, quyềnthu hồi đất của nhà nước không đồng nghĩa với việc loại trừ các loại hình sở hữukhác nhau đối với đất đai. - Chế độ quản trị về việc sử dụng đất (land-use regulation): liên quan đếncác hoạt động lập kế hoạch và khai thác, sử dụng đất, cũng như xử lý những xungđột/tranh chấp về sử dụng đất ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chế độ sở hữu đất đai trên thế giới và ở Việt Nam Chế độ sở hữu đất đai trên thế giới và ở Việt Nam ThS Nguyễn Anh Đức - PGS.TS. Vũ Công Giao Khoa Luật - ĐHQGHN Dẫn nhập Chế độ sở hữu đất đai là một vấn đề pháp lý phức tạp, chứa đựng cả nhữngyếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Trên thế giới, chế độ sở hữu đất đai cóthể được xác lập dựa trên cơ sở pháp luật hoặc tập quán văn hoá, hoặc cả hai. Chếđộ sở hữu đối với đất đai bao gồm các quy định về quyền sử dụng, kiểm soát vàchuyển nhượng đất, theo đó một cá nhân hoặc một nhóm/cộng đồng, hoặc nhànước, có thể là chủ thể của các quyền này. Ở Việt Nam, đất đai được xem là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lựcquan trọng phát triển đất nước, là loại tư liệu sản xuất có ý nghĩa hàng đầu trong đờisống kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng. Vì vậy, kể từ Hiến pháp1980, ở Việt Nam chỉ còn lại một hình thức sở hữu đất đai duy nhất - sở hữu toàndân về đất đai mà nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng,việc chỉ công nhận duy nhất một chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một trongnhững nguyên nhân làm giảm hiệu quả khai thác, sử dụng đất, đồng thời làm phátsinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện cũng như hành vi tham nhũng về đất đai. Quyđịnh như vậy phải chăng chỉ phù hợp với giai đoạn trước đây chứ không còn phùhợp trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam? Bài viết này phân tích chế độ sở hữu đấtđai ở một số quốc gia, qua đó liên hệ và gợi mở phương hướng hoàn thiện chế độ sởhữu đất đai ở Việt Nam trong thời gian tới. 1. Chế độ sở hữu đất đai trên thế giới Theo khảo sát của Tổ chức Nông - Lương Liên hợp quốc (FAO), trên thếgiới đang tồn tại 4 chế độ sở hữu đất đai, trong đó có những nước chỉ quy định một(như Việt Nam) trong khi những nước khác quy định đồng thời nhiều hình thức sởhữu. Bốn chế độ sở hữu đó bao gồm:1 - Sở hữu tư nhân (Private): đất đai được cấp cho một chủ thể tư nhân (có thểlà một cá nhân, một gia đình, nhóm người hoặc một doanh nghiệp hay tổ chức). Vídụ, các cá nhân hay gia đình có thể có quyền sở hữu đối với một thửa đất ở, thửa đấtnông nghiệp nhất định và các thành viên khác của cộng đồng không được tiếp cận,sử dụng thửa đất đó nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Để bảo vệ đất đai1 Tham khảo từ: FAO, What is land tenure, tại: https://www.fao.org/3/y4307E/y4307e05.htm. 261thuộc sở hữu tư nhân, pháp luật của các quốc gia liên quan cho phép chủ sở hữuthực hiện một số biện pháp để ngăn ngừa sự xâm nhập, sử dụng trái phép, trong đócó những nước thậm chí cho phép công dân sở hữu và sử dụng vũ khí cho việc đó. - Sở hữu chung cộng đồng (Communal): đất đai thuộc về một cộng đồng xácđịnh (như thôn, bản…) mà ở đó mỗi thành viên đều có quyền sử dụng một cách độclập hoặc cùng chung với các thành viên khác của cộng đồng. Ví dụ, các thành viêncủa một cộng đồng có thể cùng có quyền chăn thả gia súc trên một đồng cỏ chung,hay cùng có quyền chôn cất người thân tại một nghĩa địa chung...Những người bênngoài cộng đồng chỉ có thể khai thác, sử dụng các thửa đất thuộc sở hữu chung củamột cộng đồng nếu được phép của tất cả các thành viên của cộng đồng đó. - Sở hữu mở (Open access): các quyền cụ thể không được trao cho bất kì aivà không ai có thể bị loại trừ khỏi việc khai thác, sử dụng thửa đất đó. Đất đai thuộcsở hữu mở có thể là một bãi biển, hay núi rừng, sông ngòi hoặc đồng cỏ…nơi mọingười đều có thể tiếp cận và sử dụng miễn phí. Như vậy, sở hữu mở giống sở hữucộng đồng ở quyền sử dụng chung với đất đai, song khác nhau ở giới hạn về chủ thểcủa quyền. Với sở hữu mở, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận và sử dụng đất đai, cònvới sở hữu cộng đồng, chỉ những thành viên của cộng đồng liên quan mới có quyềnnày. - Sở hữu nhà nước (state owned - cũng được hiểu là “sở hữu toàn dân”):quyền quản lý đất đai được trao cho nhà nước. Nhà nước có thể giao đất cho ngườidân, các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng, khai thác, nhưng quyền định đoạt đất đaichỉ thuộc về nhà nước. Về bản chất, đây là hình thức sở hữu chung của quốc gia,dân tộc trong đó nhà nước chỉ là đại diện. Loại hình sở hữu này được quy định bởinhiều quốc gia, nhưng thông thường kết hợp cùng với những hình thức sở hữu khác.Vấn đề cốt lõi với hình thức sở hữu này nằm ở chỗ cần xác định chính xác vai tròcủa nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu (tức là đại diện quốc gia) - là một thựcthể được trao quyền và chịu trách nhiệm rõ ràng về việc quản lí đất đai, để qua đóphòng chống tham nhũng và bảo đảm hiệu quả khai thác, sử dụng đất. Với mỗi loại hình sở hữu nêu trên, các nhà nước có thể đặt ra các chế độquản trị đất đai (land administration) khác nhau, cụ thể như: - Chế độ quản trị về các quyền đối với đất (land rights): thể hiện qua sự phânbổ các quyền đối với đất đai; sự phân định ranh giới của các thửa đất mà các quyềnđược phân bổ; sự chuyển nhượng đất đai từ bên này sang bên khác thông qua bán,cho thuê, cho vay, tặng cho hoặc thừa kế; và cơ chế xử lý những tranh chấp liênquan đến quyền và ranh giới thửa đất. Có thể hiểu đây là nhóm quy chế về “chủ 262quyền” đối với đất đai. Các quyền này được luật định và thậm chí còn được hiếnđịnh. Bên cạnh việc quy định về chủ quyền đối với các loại đất, hiến pháp của mộtsố quốc gia cũng quy định quyền của nhà nước trong việc thu hồi đất (gồm cả đấtthuộc sở hữu tư nhân) để phục vụ cho các mục đích công cộng.2 Tuy nhiên, quyềnthu hồi đất của nhà nước không đồng nghĩa với việc loại trừ các loại hình sở hữukhác nhau đối với đất đai. - Chế độ quản trị về việc sử dụng đất (land-use regulation): liên quan đếncác hoạt động lập kế hoạch và khai thác, sử dụng đất, cũng như xử lý những xungđột/tranh chấp về sử dụng đất ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chế độ sở hữu đất đai Quyền sử dụng đất Quyền kiểm soát đất Quyền chuyển nhượng đất Chế độ sở hữu toàn dânGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 357 0 0
-
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
6 trang 317 0 0 -
Một số vấn đề về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay - Nguyễn Quốc Thái
9 trang 214 0 0 -
10 trang 179 0 0
-
13 trang 163 0 0
-
Bàn về thuế chuyển nhượng vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất
2 trang 132 0 0 -
Hợp đồng mẫu về chuyển nhượng quyền sử dụng đất
10 trang 126 0 0 -
Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND
7 trang 123 0 0 -
Nghị quyết số 96/2012/NQ- HĐND
5 trang 116 0 0 -
Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND
2 trang 109 0 0