Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 14/1/1920. Xuất hiện trên thi đàn, làm kinh ngạc đông đảo người đọc ngay từ khi mới 16, 17 tuổi nhưng suốt trong những năm sống, làm việc và sáng tác hầu như không ngừng, không nghỉ của mình, ngay cả sau lúc đi xa vào ngày 24/6/1989, Chế Lan Viên vẫn tiếp tục làm ngỡ ngàng, kinh ngạc với bạn đọc hôm nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chế Lan ViênChế Lan Viên, thi sĩ của trí tuệChế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 14/1/1920.Xuất hiện trên thi đàn, làm kinh ngạc đông đảo người đọc ngay từkhi mới 16, 17 tuổi nhưng suốt trong những năm sống, làm việcvà sáng tác hầu như không ngừng, không nghỉ của mình, ngay cảsau lúc đi xa vào ngày 24/6/1989, Chế Lan Viên vẫn tiếp tục làmngỡ ngàng, kinh ngạc với bạn đọc hôm nay. Và chắc chắn cả maisau về năng lực sáng tạo to lớn, đa dạng, phong phú và ẩn chứanhiều điều chưa thể khám phá hết về cuộc đời và thơ văn củaông.Chế Lan Viên có một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Với tác phẩmđầu tay là tập Điêu tàn, Chế Lan Viên nghiễm nhiên trở thànhkiện tướng của phong trào thơ mới - cuộc cách mạng lớn trongthơ ca Việt Nam thế kỷ 20. Sau năm 1945, Chế Lan Viên viết Ánhsáng và phù sa, Hoa ngày thường - Chim báo bão, Hoa trướcLăng Người, Hoa trên đá. Với những tập thơ này, Chế Lan Viênđã chuyển ngòi bút sầu đau, điên cuồng, hư vô, siêu hình trongĐiêu tàn sang những vần thơ giàu tư tưởng, triết lý sâu sắc, mớimẻ, khoẻ mạnh.Suốt cả cuộc đời, Chế Lan Viên đã viết đến hơn 10 tập thơ, làmnên một đời thơ vạm vỡ, bề thế. Đó là chưa kể hơn 600 bài thơtrong các tập Di cảo xuất bản sau khi Chế Lan Viên mất mà theocác nhà nghiên cứu văn học, chỉ riêng Di cảo cũng đủ làm nênmột tầm vóc thơ ca lớn.Điều đáng nói là để có thể sống và sáng tác văn học nghệ thuậtthì hầu như ai cũng cần phải có được sự tổng hoà của 3 yếu tố:trí, tâm, tài đến mức cần thiết.Nhưng với Chế Lan Viên thì các yếu tố này đều quá lớn, quá sắcsảo và nhạy cảm. Điều đó khiến cho thơ Chế Lan Viên phong phúvề mặt nội dung. Biên độ cảm xúc của ông rất rộng, đề tài thơông viết là muôn mặt của cuộc đời. Có khi ông nghe thấy nhữngbiến động nhỏ bé của tâm hồn con người trong những tình cảmriêng tư nhưng ông cũng chia sẻ kịp thời những tình cảm rộngcủa toàn dân tộc. Chế Lan Viên cũng rất phong phú về giọngđiệu. Nhà thơ Vũ Quần Phương, người đã dày công nghiên cứucác tác phẩm của Chế Lan Viên nói về điều này như sau: Có lúcthơ ông thầm thì trò chuyện, nói tiếng thở dài trong một câu thơngắn, lúc ông sang sảng hùng biện, thơ âm vang như cáo, nhưhịch, lúc mát mẻ lạnh lùng trong kiểu thơ ngụ ngôn, lúc bừngbừng giận giữ trong hơi thơ đả kích, khi thâm trầm ung dung nhưngười thoát tục nhìn hoa đại, hoa sen. Cái phong phú ấy trongthơ hiện đại chưa ai bằng Chế Lan Viên.Chế Lan Viên cũng là người phong phú trong hình thức biểu hiện.Ông là người tích cực bậc nhất trong việc tìm tòi đổi mới dáng vẻcâu thơ và bài thơ thế kỷ 20. Bạn đọc khó có thể tìm được câuthơ nào dễ dãi trong thi phẩm của Chế Lan Viên. Ông hàm xúctrong tứ tuyệt và ông còn mở rộng câu thơ để ôm lấy hiện thực.Ông sáng tạo nhiều cách ngắt nhịp, nhiều kiểu qua hàng, nhiềulối buông vần cho phù hợp với cảm xúc nội tâm.Chế Lan Viên là một tài năng chín sớm. Ông kế thừa tinh hoa củathi ca phương Đông như thơ Đường, thơ Tống rồi thi ca phươngTây như thơ lãng mạn, thơ hiện thực. Ông có ý thức sâu sắc vềvai trò nhà thơ trong đời sống hiện thực. Chế Lan Viên chínhluận, Chế Lan Viên triết lý, Chế Lan Viên trữ tình nhưng tất cảđều thống nhất từ nguồn cảm xúc lớn nhất là cảm xúc tráchnhiệm với cộng đồng, với dân tộc của ông.