Thông tin tài liệu:
Các thông số của chi tiết. Đầu tiên chọn mặt phẳng TopGview để thiết kế. Tại mặt phẳng Z = 50mm vẽ hai đường tròn có đường kính Ф25mm và đường tròn Ф17,5mm. Sử dụng lệnh Extrude đùn biên dạng hai đường tròn xuống theo chiều âm tọa độ 50mm. Tại mặt phẳng Z = 0. Vẽ hình chữ nhật có kích thước 100X64mm và đường tròn Ф35mm. Sử dụng lệnh Extrude đùn biên dạng đường tròn xuống theo chiều âm trục tọa độ 28mm:Hình 3.39: Sử dụng lệnh Extrude tạo khối. Chọn mặt phẳng Front Gview. Tại mặt phẳng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
chế tạo đĩa băng tải truyền động hộp giảm tốc trục víc mini, chương 6 Ứng dụng các lệnh vẽ trong Chương 6: MasterCam để thiết kế chi tiết Hình 3.38: Các thông số của chi tiết.Đầu tiên chọn mặt phẳng TopGview để thiết kế. Tại mặt phẳng Z = 50mm vẽ hai đường tròn có đường kínhФ25mm và đường tròn Ф17,5mm. Sử dụng lệnh Extrude đùn biêndạng hai đường tròn xuống theo chiều âm tọa độ 50mm. Tại mặt phẳng Z = 0. Vẽ hình chữ nhật có kích thước100X64mm và đường tròn Ф35mm. Sử dụng lệnh Extrude đùnbiên dạng đường tròn xuống theo chiều âm trục tọa độ 28mm: Hình 3.39: Sử dụng lệnh Extrude tạo khối. Chọn mặt phẳng Front Gview. Tại mặt phẳng Z = ±63mm vẽ 2đường tròn có đướng kính Ф21,5mm và Ф32mm có các ràng buộckích thước như yêu cầu trong bản vẽ. Dùng lệnh Extrude để đùnbiên dạng 2 đường tròn thỏa mãn kích thước của bản vẽ. Hình 3.40: Tạo 2 khối trụ tròn. Tại mặt Z = ±50mm. Nối đỉnh các hình chữ nhật với 2 hình trụvừa tạo. Sử dụng lệnh Fillet tạo các góc lượn. Hình 3.41: Dùng lệnh Fillet tạo góc lượn. Tiếp theo dùng lệnh Offset vẽ các đường song song với cácđường thẳng vừa tạo. Hình 3.42: Dùng lệnh Offset tạo đường song song. Sử dụng lệnh Line nối kín các đường thẳng vừa tạo, sau đódùng lệnh Extrude để tạo khối. Hình 3.43: Dùng lệnh Extrude tạo khối cho chi tiết. Tiếp theo tạo gân cho chi tiết. Sử dụng các lệnh vẽ đườngthẳng, lệnh Extrude, Offset, Fillet, Mirror…tạo các đường gân chochi tiết thỏa mãn các thông số kích thước của bản vẽ. Hình 3.44: Tạo gân cho chi tiết. Cuối cùng dùng Boolean Remove để cắt các phần thừa giaonhau giữa các khối, dùng lệnh Boolean Add để tạo các khối riêngrẽ thành khối thống nhất. Ta được chi tiết hoàn chỉnh. Hình 3.45: Chi tiết sau khi thiết kế.3.3 MasterCam Mill - Gia công phay Trong MasterCam X hỗ trợ các lệnh gia công phay rất hiệu quảvà dễ sử dụng. Thao tác để chọn kiểu máy gia công là máy phay: Main menu→ Machine type → Mill → Default (mặc định máy phay 3 trục).3.3.1 Lệnh Face - Gia công bề mặt Lệnh Face tạo ra các đường chạy dao thực hiện cắt các phầnkim loại theo bề mặt. Ứng dụng để gia công bên trên bề mặt cácchi tiết (mặt đầu). Hình 3.46: Gia công mặt đầu. Thao tác: Chọn máy gia công → gọi lệnh → chọn chuỗi biêndạng bao bề mặt cần phay → OK. Sau khi chọn lệnh xuất hiện bảng thoại Facing: Hình 3.47: Bảng thoại Facing.Toolpath parameters: các thông số đường chạy dao. Chọn dao chuẩn từ thư viện của MasterCam bằng cách nhấnvào Select library tool. Ngoài ra chúng ta cúng có thể tạo một dao mới bằng cách kíchvào phần trắng phía trên của bảng thoại → nhấn phím chuột phảixuất hiện trình đơn chọn dao → Create new tool để chọn dao mới. Sau khi chọn Create New tool xuất hiện bảng thiết lập thông số: Hình 3.48: Bảng thiết lập thông số của dao. Trong đó: Endmill Flat: dao phay mặt đầu. Type: lựa chọn kiểu dao. Parameters: các thông số công nghệ. Từ bảng thiết lập thông số của dao ta có thể thiết lập các thôngsố của dao phay như: đường kính dao, độ dài đường rãnh dao,chiều dài đầu kẹp dao…Facing Parameters: Các thông số bề mặt gia công. Hình 3.49: Các thông số bề mặt gia công. Trong đó: Clearance: lượng rút dao về khi kết thúc gia công bề mặt. Retract: lượng rút dao giữa các lần đi dao. Feed Plane: khoảng cách từ đỉnh dao tới bề mặt phôi, dao di chuyển với tốc độ gia công. Top of stock: bề mặt phôi. Depth: chiều sâu phay. Z stock to leave: lượng dư để lại sau khi gia công theo phương Z Depth cuts: chia chiều sâu phay thành nhiều lần.