“Trung Hoa đích cô nhi Kiến đắc Chiêm Thành bảo Dĩ tiền phát tận vong”(*)Người đầu tiên cũng là người cuối cùng của họ Chung Ly từ miền Trung khô khốc đến định cư xứ lạnh có tên Chung Ly Tốn. Hành trang “nặng” nhất của cuộc phiêu lưu là câu hỏi (mà ông đã đèo nặng suốt đời): “Ta có phải là một người Trung Hoa hay không?”. Sau 10 năm tận lực với ý chí vượt hòan cảnh, ông đã tạo dựng được cơ ngơi vững vàng trên một quả đồi nhỏ nổi lên giữa một thung lũng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chí làm vua Chí làm vua TRUYỆN NGẮN CỦA LẠI VĂN LONG · “Trung Hoa đích cô nhi Kiến đắc Chiêm Thành bảo Dĩ tiền phát tận vong”(*)Người đầu tiên cũng là người cuối cùng của họ Chung Ly từ miền Trung khô khốc đếnđịnh cư xứ lạnh có tên Chung Ly Tốn. Hành trang “nặng” nhất của cuộc phiêu lưu là câuhỏi (mà ông đã đèo nặng suốt đời): “Ta có phải là một người Trung Hoa hay không?”.Sau 10 năm tận lực với ý chí vượt hòan cảnh, ông đã tạo dựng được cơ ngơi vững vàngtrên một quả đồi nhỏ nổi lên giữa một thung lũng phì nhiêu còn bạt ngàn rừng thông, gồmkhu nhà gỗ kiên cố, hơn 10 mẫu vườn và bốn thằng con trai khỏe mạnh…Giờ đây conngười tiểu chủ lọt thỏm giữa rừng ngàn bắt đầu nghĩ đến một gia tộc có gốc gác và bềthế. Tốn làm một cuộc hành trình ngược ra miền Trung, tìm gặp một thầy Tàu giỏi lý sốvà lịch sử, xin lời giải cho những boăn khoăn gốc tích và khát vọng “đại gia” của mình.Ba mươi lạng vàng thời đó đã đổi được câu trả lời… rùng rợn! “Đứa con rơi lưu lạc củamột tộc người Hoa, đang đứng trên kho báu của người Hời, nhưng chưa kịp tận phát đãtận tử…” (*)Về nhà, Tốn ốm ba tháng, xọm đi vì nhữgn âu lo kinh hoàng! Một chiều mưa đông ảmđạm, khi vợ con chờ đợi cái trút hơi cuối cùng của Tốn giữa những cơn co giật hãi hùng,thì ân nhân vĩ đại nhất của đời Tốn xuất hiện. Người khách tình cờ đến xin trú ngụ quađêm này là một nhà sư. Ông ta bình thản kéo Tốn từ cõi chết trở về bằng nội lực phát từtừ hai bàn tay dày ấm và đầy thiện tâm…Ông ta lại ra đi, để lại niềm kính tin tuyệt đối cho cuộc hồi sinh của cả gia đình… “Từ cõichết trở về, ta chỉ tin một điều duy nhất là gia đình ta sẽ vượt qua được định mệnh (ôngkhông dám nói là “tận tử”) bằng sự cứu nạn của đấng Thế Tôn. Ta sẽ đặt tượng ngài giữađời ta và các con…”Đứng dưới ánh trăng huyền ảo và sự bao bọc của núi rừng. Tốn nguyện cầu giữa thinhkhông vắng lặng…***Đêm 25 Tết Mậu Thân, cả nhà đang sum vầy bên ánh lửa sưởi ấm áp, thì có ba người lạmặt xuất hiện, gồm hai đàn ông, một phụ nữ. Họ bơ phờ, hốc hác và run lập cập vì đói,lạnh….Ông Tốn sai con nhường lửa sưởi cho họ, mời họ một bữa cơm rượu no nê rồitặng thêm nhiều gạo, thịt, bánh, mứt…Khi họ đi rồi, ông nói với vợ con:- Ta sẽ sống như lời Phật dạy, thương yêu cưu mang tất cả những ai đói khổ…Sáng hôm sau, một đòan lính lách cách súng đạn, hùng hổ xông vào khuôn viên tự chủcủa Tốn- Nhà này theo cộng sản!- Câu đầu tiên của những ông khách võ trang làm bủn rủn taychân người phật tử chân chính- Không phải…thưa các ông! Phận nông dân ngu dốt biết gì về chuyện chính trị…- Còn cãi hả? Đây này, dấu dép…đây này, gạo đổ…đây này, bánh mứt rơi…có cả thịtheo…ông chuẩn bị cho “đồng chí” mình chu đáo đấy chứ!Tên chỉ huy nắm cổ áo ông Tốn lôi ra ngõ, chỉ vào từng dấu tích rơi rớt. Sau đó, hắn đấmvào mặt ông, ông ngã ngửa cùng máu mũi, máu mồm…Đến đây ông đã hiểu và thấm thíatất cả! Cũng chỉ vì ông “thừa lòng nhân nhưng thiếu hiểu biết về chính trị” nên mới mắctai ươngMười một tháng sau, ông chết trong ngục tù tối tăm vì những đòn tra tấn man rợ. Ngườitù chính trị bất đắc dĩ đó, trước khi chết đã thở dài than rằng: “Đời ta chết đi sống lại vìnhững ưu tư thắc mắc, để rồi phải vĩnh biệt vợ con vì ngộ nhận…”. Ông để lại vợ cùngnăm con trai được đặt tên: Chung Ly Sự, Chung Ly Thế, Chung Ly Nhược, Chung LyĐại, Chung ly Mộng- “Sự- Thế- Nhược- Đại- Mộng” (sự đời như giấc mộng lớn)- ônglấy quan niệm nhân sinh của mình để đặt tên cho conSau lần giỗ cha thứ nhất, năm anh em lại ngậm ngùi đặt tiếp thi hài của mẹ xuống gốcthông già nhất trong sáu cây thông còn vững chãi quanh khu nhà gỗ cổ kính của mình.Lời trăng trối của mẹ thật bình dị, gần gũi: “Cái nồi nấu cơm này là của cải đầu tiên củabố mẹ sắm được khi gặp nhau giữa đời. Các con ăn cơm nấu trong đó từ lúc còn nằmtrong bụng mẹ, từ đứa đầu tiên cho đến khi có đủ năm anh em như bây giờ…Các conhiểu ý mẹ rồi phải không?”. Sau ngày thị xã giải phóng, chính phủ cách mạng đưa tới khuvực có một gia đình côi cút này thêm hơn trăm gia đình nữa. Và đưa thêm vào vách gỗám khói của “căn nhà năm anh em” một bằng Tổ Quốc ghi công cho liệt sĩ Chung LyTốn…Sự- Thế- Nhược- Đại- Mộng, đón nhận các biến cố trọng đại bằng con mắt của nhữngthanh niên vui tính và lạc quan…Tối tối, chúng thường ngồi trước bàn thờ, kể cho nhaunghe thật nhiều chuyện hoang tưởng về “hoạt động cách mạng” của bố. Chúng thích hoanlạc với niềm an ủi tưởng tượng về tư cách anh hùng của người đã khai sinh cho mình,cũng như bố chúng ngày xưa đã đền bù sự cứu rỗi phục sinh bằng thần tượng hóa một tôngiáo đã có thần tượng…Gia tài bố mẹ để lại phần lớn là ruộng đất. Nhưng khái niệm “cộng sản” mới mẻ và tuyệthay, đã làm các cậu nhỏ hồ hởi chia sẻ thành quả ...