Danh mục

Chi ngân sách nhà nước với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 533.04 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đề cập đến thực trạng chi ngân sách Nhà nước cho giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, cách thức đạt được mục tiêu giảm nghèo trong thời gian tới và đồng thời chỉ ra một số vấn đề cần quan tâm trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước cho mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chi ngân sách nhà nước với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỚI VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM Thiều Việt Hà1 TÓM TẮT Giảm nghèo là vấn đề xã hội không chỉ được quan tâm ở mỗi một quốc gia mà còn là vấn đề mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam cũng đã đặt ra lộ trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Nhờ việc thực thi các chính sách có sử dụng nguồn chi ngân sách Nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội các vùng miền đặc biệt khó khăn, đại bộ phận đời sống người dân đã được tăng lên một cách rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn chưa thoát nghèo và việc thoát nghèo vẫn thiếu tính bền vững. Bài viết này đề cập đến thực trạng chi ngân sách Nhà nước cho giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, cách thức đạt được mục tiêu giảm nghèo trong thời gian tới và đồng thời chỉ ra một số vấn đề cần quan tâm trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước cho mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam. Từ khóa: Chi ngân sách Nhà nước, giảm nghèo, Việt Nam 1. QUAN NIỆM VỀ NGHÈO Nghèo đang là vấn đề quan tâm của tất cả các quốc gia từ nước phát triển đến những nước đang phát triển. Nghèo đói không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Theo Ủy ban Liên hợp quốc về các quyền văn hóa, kinh tế và xã hội năm 2001 thì “Nghèo là tình trạng thiếu thốn nguồn lực, năng lực, sự lựa chọn, sự an toàn và quyền lực cần thiết một cách thường xuyên và lâu dài để đáp ứng các điều kiện sống một cách đầy đủ và các quyền về chính trị xã hội, kinh tế, văn hóa và các quyền công dân khác”. Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về nghèo được thể hiện trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (tháng 5/2002): “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Theo chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 9/2010 áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 quy định: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng - 520.000 đồng/ 1 ThS. Giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức 46 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng - 650.000 đồng/người/tháng. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo yêu cầu phải có sự sử dụng đồng bộ các công cụ tài chính kết hợp với việc thực hiện các chính sách hỗ trợ về mặt kinh tế, xã hội khác. Trong đó việc sử dụng nguồn chi ngân sách Nhà nước (NSNN) luôn giữ vai trò chủ đạo. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Chính phủ có thể có hai cách lựa chọn hoặc kết hợp cả hai cách thức này: một là trợ cấp trực tiếp cho người nghèo, hai là tạo cơ hội cho họ tự vươn lên thoát nghèo. Lựa chọn thứ nhất, có thể giúp người dân vượt qua được khó khăn trước mắt nhưng bên cạnh đó cũng có những tác động tiêu cực khi tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại của người dân vào sự hỗ trợ từ bên ngoài. Lựa chọn thứ hai được xem là hướng đi lâu dài để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Thông qua phát triển nền kinh tế thị trường là cách để người dân có nhiều cơ hội hơn trong giao lưu, trao đổi hàng hóa và dịch vụ - những hoạt động cần thiết tạo ra thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, những mặt trái của nền kinh tế thị trường sẽ tác động mạnh mẽ đến người nghèo cũng như những bộ phận dân cư khác. Điều này đặt ra một yêu cầu, đó là Chính phủ phải sử dụng, phối hợp hai cách thức trên như thế nào cho hợp lý để nâng cao hiệu quả chi NSNN cũng như hạn chế những mặt trái khi sử dụng các giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững ở Việt Nam. 2. THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 2.1. Chi NSNN cho giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2015 2.1.1. Về nguồn vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2015 Tổ ng nguồ n vố n NSNN thực hiện mu ̣c tiêu giảm nghèo từ năm 2005 đế n năm 2012 là 734.000 tỷ đồng (bình quân trên 90.000 tỷ đồng/năm), chiếm trên 12% tổng chi ngân sách Nhà nước. Nguồn lực này được bố trí để thực hiện rất nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư trực tiếp như chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình 135 và chương trình hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, chương trình bố trí dân cư, hỗ trợ nhà ở, khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi... và ưu đãi về tín dụng. Các chính sách giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hô ̣i, phát huy hiệu quả rõ rê ̣t. Giai đoạn 2006 - 2010, đã có 6,8 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với mức vay bình quân 8,8 triệu đồng/lượt/hộ đạt 103,3% kế hoạch. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo được triển khai ở 218 xã thuộc 35 tỉnh với 27.566 hộ tham gia... Nổi bật là trong giai đoạn 2011-2012, ngân sách trung ương và điạ phương đã bố trí 22.303 tỷ đồng để hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nghèo, hô ̣ đồ ng bào dân tô ̣c, hộ cận nghèo... hỗ trợ 12.475 tỷ đồng để thực hiện chính sách giảm nghèo trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ngân sách trung ương bố trí 2.213 tỷ đồng để đào tạo nghề cho lao đô ̣ng nông thôn và hỗ trợ các huyện nghèo xuấ t khẩ u lao đô ̣ng… 47 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 ...

Tài liệu được xem nhiều: