Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) chủ trì thực hiện nghiên cứu “Ước lượng chi phí kinh tế cho các tổ chức quần chúng công ở Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ đóng góp cho các thảo luận tại Quốc hội khóa XIII năm 2015 liên quan đến vấn đề cải cách hành chính và ngân sách nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung Phần 1 cuốn sách tại đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chi phí kinh tế cho các tổ chức quần chúng công - Ước lượng tại Việt Nam: Phần 1 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾCHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Lưu hành nội bộ)Cuốn sách này được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí củaQuỹ Viện trợ nhân dân Nauy (NPAID) và Cơ quan Viện trợ Ai-len(Irish Aid). Cuốn sách này được viết dựa trên quan điểm của cáctác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Quỹ Viện trợ nhân dân Nauy (NPAID) và Cơ quan Viện trợ Ai-len (Irish Aid).TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH, THS. NGUYỄN KHẮC GIANG, PGS. TS. VŨ SỸ CƯỜNGƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHOCÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Lưu hành nội bộ) NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC HÀ NỘI - THÁNG 9 NĂM 2015Ước lượng chi phí kinh tế cho các tổ chức quần chúng công ở Việt NamBản quyền © 2014 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR),Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.Mọi sự sao chép và lưu hành không được sự đồng ý của VEPR là vi phạm bản quyền.Liên lạc:Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà NộiĐịa chỉ: Phòng 707, Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NamTel: (84) 4 6275 3894; (ext: 704)Fax: (84) 4 6275 3895Email: info@vepr.org.vnWebsite: www.vepr.org.vnHỘI LUẬT GIA VIỆT NAMNHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨCĐịa chỉ: 65.Tràng Thi - Quận Hoàn Kiếm - Hà NộiEmail: nhaxuatbanhongduc@yahoo.comĐiện thoại : 04.3 9260024 Fax :04.3 9260031Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc Bùi Việt BắcChịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tập Lý Bá ToànBiên tập viên: Nguyễn Thế Vinh Thiết kế bìa: CupibTrình bày: Vi Xuân Sửa bản in: Khắc GiangIn 500 cuốn, khổ 16 x24cm, tại Công ty Cổ phần In Sách Việt Nam, địa chỉ: 22B. Hai Bà Trưng– Hà Nội. Số XNĐKXB: 2403-2015/CXBIPH/04-53/HĐ. Số QĐXB của NXB: 2095/QĐ-NXBHĐ. Inxong và nộp lưu chiểu năm: 2015. Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN): 978-604-86-6964-5Tranh bìa: Bên ngoài khung cửa sổ, họa sĩ Vũ Dương, 2005, sơn dầu trên vải, 60x50 cm,sưu tập của VEPR. LỜI NÓI ĐẦUỞ Việt Nam, có nhiều tổ chức mang tính xã hội được bao cấp hoặc hỗtrợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, thành lập từ rất sớm và có vai tròhết sức quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Nhóm này bao gồmMặt trận Tổ Quốc Việt Nam và năm tổ chức chính trị - xã hội, còn gọi làđoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, vàHội Cựu chiến binh), cùng 28 hội đặc thù theo quy định của Nghị địnhsố 45/2010/NĐ-CP. Các nhóm tổ chức này, do mang tính quần chúngrộng lớn và có bản chất chính trị gắn với nhà nước, được nhà nước hỗtrợ toàn phần hay một phần kinh phí hoạt động, trong báo cáo này đượcđịnh nghĩa là nhóm các tổ chức quần chúng công. Các tổ chức quần chúng công được phân bổ một lượng ngân sáchnhà nước và hưởng nhiều chính sách ưu đãi, tuy vậy hiệu quả hoạt độngcủa nhóm tổ chức này vẫn là một dấu hỏi. Trong bối cảnh ngân sách nhànước đang gặp nhiều khó khăn, xã hội đang ngày càng phát triển theochiều hướng phức tạp hơn, việc đánh giá một cách toàn diện hệ thốngcác tổ chức nói trên là vô cùng cấp thiết. Vì vậy, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) chủ trìthực hiện nghiên cứu “Ước lượng chi phí kinh tế cho các Tổ chức quầnchúng công ở Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ đónggóp cho các thảo luận tại Quốc hội khóa XIII trong năm 2015 liên quanđến vấn đề cải cách hành chính và ngân sách nhà nước. Nghiên cứucũng nhằm mong muốn đánh giá chính xác để giúp các tổ chức quầnchúng công hoạt động hiệu quả hơn. v Trong giới hạn về thời gian cũng như quy mô, nghiên cứu này kỳvọng giải quyết một số vấn đề sau: • Hệ thống hoá Tổ chức quần chúng công ở Việt Nam • Hệ thống hoá hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của các tổ chức trên • Hệ thống hoá vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trên • Ước lượng chi phí kinh tế của xã hội dành cho các tổ chức nói trên • Đánh giá sơ bộ hiệu quả hoạt động thực tế của hệ thống các tổ chức đoàn thể và hội đặc thù tại một số địa phương khảo cứu • Đánh giá sơ bộ mối quan hệ giữa các tổ chức đoàn thể và hội đặc thù được nhà nước tài trợ tại một số địa phương khảo cứu Với sự trợ giúp và hỗ trợ nhiệt tình từ các cơ quan đoàn thể, các tổchức quần chúng công ở cả trung ương và địa phương, nhóm nghiêncứu đã tiến hành khảo sát thực địa tại ba địa phương là Hà Nội, BìnhĐịnh, và Kiên Giang. Nhóm cũng đã trao đổi với nhiều chuyên gia hàngđầu về các tổ chức quần chúng công ở Việt Nam, các ban, ngành, cơquan chuyên trách thực hiện việc quản lý các tổ chức này. Tuy nhiên, do giới hạn về mặt thời gian, nguồn lực, cũng như tínhkhai mở của nghiên cứu, nghiên cứu này chắc chắn sẽ không tránh kh ...