Danh mục

Chị Phượng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.61 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Hôm nay, Phượng nghỉ học. “Mình sắp chết rồi đi học sao được nữa”. Ý nghĩ ấy cứ quấn chặt lấy chị từ khi chị nghĩ rằng mình không còn sống được bao lâu. Mọi thứ sao mà chóng vánh. Mới hôm qua chị còn cất liền mấy cái nhà khi chơi lò cò với đám bạn cùng lớp. Vậy mà! Phượng không sợ chết. Chị chỉ lo và tủi. Lo vì không biết từ mai ai sẽ dòm chừng ông ngoại, chăn dắt mấy đứa em khi mà ba mẹ chị ngày nào cũng như ngày nấy ra...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chị Phượng Chị Phượng TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MINH TÚ1. Hôm nay, Phượng nghỉ học. “Mình sắp chết rồi đi học sao được nữa”. Ý nghĩ ấy cứquấn chặt lấy chị từ khi chị nghĩ rằng mình không còn sống được bao lâu. Mọi thứ saomà chóng vánh. Mới hôm qua chị còn cất liền mấy cái nhà khi chơi lò cò với đám bạncùng lớp. Vậy mà!Phượng không sợ chết. Chị chỉ lo và tủi. Lo vì không biết từ mai ai sẽ dòm chừng ôngngoại, chăn dắt mấy đứa em khi mà ba mẹ chị ngày nào cũng như ngày nấy ra đi từ tờ mờsáng và đến tối mịt mới về. Còn tủi, nghĩ đến là chị nấc lên một hồi dài, nước mắt tuôn lãchã: trước khi chết chị không thấy được ba mẹ.Chị sẽ giữ kín chuyện này, sẽ chết một mình nếu như trưa nay Phượng Em không về kịp.Nhìn con em mặt mài đỏ lơ đỏ lửng, đang tu nước ừng ực sau khi vượt mấy cây số đườngbộ từ trường tiểu học về nhà, chị không chịu được, chị chạy tới ôm nó, khóc ngon lành.“Phượng Em ơi, mày đi kêu ba mẹ về đi, tao sắp chết rồi”.Phượng Em không biết mô tê gì hết, chỉ cảm thấy có một cái gì ghê gớm lắm đang xảy ra.Nó tất tả chạy qua mấy quãng đồng dưới cái nắng trưa gay gắt để báo tin cho ba mẹ.Khi ba mẹ chị về tới nhà, bà con hàng xóm có mặt rất đông. Mọi người nhao nhao:- Vợ thằng Tàng, bây vào coi con Phượng nó làm sao mà cứ khóc bù non bù nước trongbuồng, ai hỏi cũng không chịu nói, ai kêu cũng không chịu ra.Mẹ chị vứt vội chiếc xe đạp cũ và chiếc nón lá xời giữa sân, lao vào với chị. Chị sa vàolòng mẹ, nức nở:- Mẹ ơi, con sắp chết rồi. Sáng nay ngủ dậy con thấy mình bị chảy máu quá trời. Tới bâygiờ máu cũng còn chảy…Chị ngừng nói, hức lên vài tiếng, ngước mắt nhìn đám người đứng ngoài cửa sổ, rồi ngạingùng chỉ vào chổ kín của mình.Hàng xóm được một trận cười nghiêng ngửa. Cha mẹ chị nhẹ người như trút được gánhlúa hàng trăm cân.2. Sau trận “chết hụt” ấy,có đến một tháng trời chị trốn biệt trong nhà, không dám đi đâu,kể cả đến lớp. Chẳng biết đứa nào thèo lẻo mà gần như cả trường không ai không biếtchuyện của chị. Cô giáo đến vận động chị mấy bận rồi cũng chịu thua. Cha mẹ chị thìcũng không có nhiều thời giờ để mà khuyên chị mãi vì họ còn phải “đầu tắt mặt tối” vớicái ăn cái mặc hàng ngày.Chị nghỉ học, có lẽ người buồn nhất là tôi. Dù mỗi ngày phải chở chị gần chục cây số cảđi lẫn về trên chiếc xe đạp cũ kỷ nhưng tôi không chút phiền lòng. Trái lại, có chị, conđường đến trường của tôi như ngắn hơn, những vòng xe như bớt gập ghềnh hơn. Gọi làchị cho đúng vai vế. Thật ra, tôi và chị chỉ cùng một tuổi. Thậm chí, tôi còn được sinhtrước chị vài tháng.- Tao không đi đâu. Không phải tao mắc cỡ. Mày thấy đó, nhà tao nghèo như vậy. Taophụ nhà một vài năm cho nhổ giò một chút rồi mượn giấy chứng minh người ta đi làmcông nhân. Có như vậy mới lo cho hai đứa em của tao ăn học tới nơi tới chốn được.Đó là lần cuối cùng tôi đến nhà chị với ý định rủ chị đi học trở lại. Hoàn toàn không mộtchút bất ngờ khi tôi nghe một cô bé lớp 8 như chị nói ra những lời như thế. Xứ tôi nghèo,hầu như đứa trẻ nào cũng nhiều nỗi lo toan, cũng già trước tuổi. Tôi không nghỉ chơi vớichị như lời doạ lúc đầu nếu chị không chịu đi học. Trái lại, tôi rất cảm thông cho chị.- Chứ hổng phải chị nghỉ học đặng mai mốt lấy chồng sớm à?Tôi lủi thủi ra về sau khi để lại câu đùa gượng gạo nên lòng cũng chẳng thấy vui chi.3.“Cơm cha cơm mẹ không bằng cơm nhà máy xí nghiệp à nghen”. Người làng, ai cũngquở thế mỗi bận chị về thăm nhà. Quả vậy, bây giờ, chị trổ mã con gái đẹp chưa từngthấy. Da trắng, môi hồng, tóc thề đen mượt. Bạn học chị chắc có nhiều đứa khó mà nhậnra con “Phượng si đa” ngày nào nếu có dịp gặp lại. Đến tôi_một thằng em họ_lớn lêncùng chị, chở chị đến trường ròng rã 7, 8 năm trời cũng ngỡ ngàng sau vài ba năm khônggặp thường xuyên.Biết tôi có khiếu văn chương, chị đến nhờ tôi viết dùm lá đơn gởi cho chương trình “Đồng hành cùng đồng bào nghèo” của đài truyền hình tỉnh. Số tiền chị kiếm được mỗitháng đều gởi về để mẹ nuôi em và thuốc thang cho ông ngoại. Vậy nên, mái nhà lá dừamục nát vẫn xiêu vẹo trên nền đất cũ, chỗ ngoại chị nằm ngày nắng đêm sương. Chịmuốn có một cái nhà khô ráo, sạch sẽ để ông ngoại, ba mẹ và mấy đứa em chị có đượcgiấc ngủ ngon lành trong những đêm mưa.Khoảng nửa năm sau khi chị gởi lá đơn đó, đại diện Uỷ ban xã dẫn một đoàn người lạđến nhà chị. Họ chụp hình, quay phim, hỏi chuyện người này người nọ. Khi ra về, họ hứasẽ sớm quay lại để đáp ứng niềm mong mỏi của gia đình chị.Ngày đài truyền hình xuống làm lễ trao nhà, chị xin nghỉ làm để về cơm nước phụ mẹ, đểthỏa nỗi háo hức được xem ngôi nhà mới của mình đẹp như thế nào. Thấy chị đẹp, mấyanh trẻ trẻ trong đoàn có người buông lời chọc ghẹo. Chị mắc cỡ, càng mắc cỡ càng đẹplạ. Đôi má ửng hồng không biết vì nắng trưa hay vì một chút xao động nào đó tronglòng.Cuối tuần, tôi về nhà thì chị đã đi. Tôi hãnh diện thầm khi thấy ngôi nhà mới toanh mọc ởxứ nghèo này có công của mình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: