Thông tin tài liệu:
Các cơ quan quản lí khoa học, kể cả đại học và cơ quan tài trợ nghiên cứu khoa học, thường phải đối đầu với một vấn đề tương đối nan giải: đó là đánh giá khách quan thành tựu của một nhà khoa học hay một công trình nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chỉ số H trong nghiên cứu khoa học Chỉ số H trong nghiên cứu khoa họcCác cơ quan quản lí khoa học, kể cả đại học và cơ quan tài trợ nghiên cứu khoa học,thường phải đối đầu với một vấn đề tương đối nan giải: đó là đánh giá khách quan thànhtựu của một nhà khoa học hay một công trình nghiên cứu. Đứng trước hàng trăm đơn xintài trợ, hay hàng trăm đơn xin được bổ nhiệm một chức vụ khoa bảng, người quyết địnhphải dựa vào tiêu chuẩn gì để tuyển chọn một công trình hay một nhà khoa học? Đánhgiá thành quả và thành tích của một nhà khoa học thường dựa vào sự đóng góp của nhàkhoa học cho cộng đồng khoa học. Hai chữ “đóng góp” bao gồm năng suất l àm việc,ảnh hưởng của công trình nghiên cứu đến cộng đồng khoa học quốc tế, và sự ghi nhậncủa đồng nghiệp trong ngành. Gần đây, chỉ số H (còn gọi là chỉ số Hirsch, hay H index)được đề nghị như là một thước đo về thành quả của một nhà khoa học. Trong bài này, tôisẽ bàn qua những ưu điểm và khiếm khuyết của chỉ số này.Số lượng và chất lượngĐối với những nhà khoa học đã được trao giải Nobel, sự đóng góp và thành tựu của họtrong khoa học rất khó ai chất vấn được. Nhưng đối với 99,9% các nhà khoa học chưa có[hay không nằm trong phạm vi của] giải thưởng cao quí đó, việc đánh giá thành quả củahọ là một vấn đề đa chiều kích (multidimension) và phức tạp. Đa chiều kích là vì thànhquả khoa học phải được lượng hóa, nhưng cũng không thể bỏ qua chất lượng của cáccông trình nghiên cứu. Vấn đề trở nên nan giải khi tìm một công thức để quân bình giữahai yếu tố lượng và phẩm đó. Trong quá khứ, giới quản lí đánh giá thành quả của một nhàkhoa học thường chủ yếu dựa vào 3 chỉ số sau đây: Số lượng bài báo khoa học công bố; Tổng số lần trích dẫn các bài báo; và Hệ số ảnh hưởng của tập san khoa học. Số lượng bài báo công bố trên các tập san quốc tế thường được xem là một thước đo vềsự tích cực và năng suất nghiên cứu của một nhà khoa học. Cần nói thêm rằng cụm từ“tập san quốc tế” ở đây là chỉ những tập san khoa học có ban biên tập mà thành phần làcác chuyên gia từ nhiều quốc gia, có hệ thống bình duyệt nghiêm chỉnh (peer reviewsystem), và được công nhận trong danh sách của Viện thông tin khoa học (Institute ofScientific Information). Theo cách hiểu và các tiêu chuẩn này, phần lớn -- nếu khôngmuốn nói là hầu hết -- các tạp chí khoa học của nước ta chưa được xem là tập san quốctế. Cũng cần nói thêm rằng “bài báo khoa học” ở đây chỉ tính những bài báo nguyên thủy(original paper) chứ không phải những bản tóm lược (abstract) nghiên cứu hay trình bàytrong các hội nghị khoa học. Do đó, một người có nhiều bài báo khoa học công bố trêncác tập san quốc tế là một chỉ số khá tốt phản ảnh năng suất lao động của nhà khoa học.Tuy nhiên, số lượng bài báo chỉ phản ảnh phần lượng, mà có thể không phản ảnh đượcphần chất. Một nhà nghiên cứu có thể công bố nhiều bài báo khoa học, nhưng chất lượngnghiên cứu có thể không cao. Nhưng lấy gì để đánh giá “chất lượng” nghiên cứu của mộtnhà khoa học? Đây là một vấn đề gai góc, đã chiếm nhiều thì giờ và giấy mực của nhiềuchuyên gia trên thế giới nhưng cho đến nay vẫn chưa có thước đo hoàn chỉnh. Trong khichưa có một thước đo hoàn chỉnh, giới quản lí thường dựa vào uy tín hay độ ảnh hưởngcủa tập san mà họ từng công bố. Uy tín của một tập san thường được đo bằng hệ số ảnhhưởng (còn gọi là impact factor hay IF). Hệ số ảnh hưởng IF của một tập san khoa học làsố lần trích dẫn trung bình trong năm cho các bài báo công bố trên tập san đó trong vòng2 năm trước. Chẳng hạn như trong 2 năm 2003 và 2004 t ập san y khoa Lancet công bố450 bài báo khoa học, và trong năm 2005 có 10.500 bài báo khác trích dẫn 450 bài báođó, thì hệ số IF = 10.500 / 450 = 23,3.Các tập san thuộc bộ môn khoa học thực nghiệm như y sinh học và vật lí thường có hệ sốIF cao hơn các tập san thuộc nghành toán học hay khoa học xã hội, nhưng điều nàykhông có nghĩa là tập san các ngành đó có chất lượng thấp. Điều này có nghĩa là khi sosánh IF, người ta phải so sánh trong cùng ngành khoa học. Nói chung, ở mỗi chuyênngành, tập san nào có chất lượng cao hay uy tính cao thường có hệ số IF cao. Do đó, dựavào IF của tập san, người ta có thể đánh giá chất lượng nghiên cứu của nhà khoa học.Nhưng xin nhấn mạnh là “có thể”, bởi vì IF phản ảnh chất lượng của tập san chứ khônghẳn bài báo khoa học trên tập san đó. Trong thực tế, có nhiều bài báo được công bố trêncác tập san có IF thấp nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến chuyên ngành.Bởi vì IF phản ảnh chất lượng của tập san, giới quản lí phải đi t ìm một chỉ số khác phảnảnh chất lượng nghiên cứu của cá nhân nhà khoa học. Một trong những chỉ số hấp dẫn làchỉ số trích dẫn (average citation) của cá nhân nhà khoa học. Chỉ số trích dẫn được tínhbằng cách lấy tổng số lần trích dẫn chia cho số lượng bài báo khoa học của một tác giả.Chẳng hạn như tác giả VĐT công bố 116 bài báo khoa học, và các bài báo này đã đượctrích dẫn 1434 lần (kể cả tác g ...