Danh mục

Chỉ thị 06/2013/CT-UBND

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.57 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chỉ thị 06/2013/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chỉ thị 06/2013/CT-UBND ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH GIA LAI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- --------------- Số: 06/2013/CT-UBND Gia Lai, ngày 20 tháng 5 năm 2013 CHỈ THỊVỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNGTHĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAIThực hiện Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản; sau hơn 4 nămtriển khai Chỉ thị số 13/2008/CT-UBND ngày 08/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăngcường quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Nhìn chung,công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản đã được thực hiện tương đối đầy đủ và toàndiện; hoạt động thăm dò, khai thác trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nề nếp, ổn định. Tuy nhiên,thời gian gần đây tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương, tậptrung ở các loại khoáng sản như: đá xây dựng, cát xây dựng, vàng sa khoáng; tình trạng vi phạm vềan toàn lao động và bảo vệ môi trường còn khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạngtrên một phần là do công tác quản lý của các ngành, các cấp, đặc biệt là đối với cấp cơ sở chưa tốt,thậm chí có nơi còn biểu hiện buông lỏng quản lý; hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến phápluật chưa cao; ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân vẫn còn hạn chế; sự phốihợp giữa các cơ quan chức năng trong tỉnh vẫn còn thiếu chặt chẽ và công tác kiểm tra, xử lý viphạm chưa nghiêm minh…Nhằm tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản, đồngthời thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản năm 2010, Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chínhphủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chếbiến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:1. Sở Tài nguyên và Môi trường:a) Rà soát các quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật,xem xét các vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh để tham mưu ban hành nhữngquy định mới hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định cũ đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trongquá trình triển khai thực hiện.b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp huyện khẩn trươnghoàn thiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt khu vực tạmthời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong năm 2013;Tổ chức lập Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sảnđối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ủy bannhân dân tỉnh phê duyệt.c) Triển khai thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo kế hoạch đã được Ủy ban nhândân tỉnh phê duyệt theo quy định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản.d) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép hoạt động khoáng sản đúng quy định, thuộcquy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của tỉnh; việc cấp phép khai tháckhoáng sản gắn với chế biến sâu nâng cao hiệu quả kinh tế, sử dụng công nghệ tiên tiến, bảo vệmôi trường, đảm bảo an toàn trong khai thác và tiết kiệm tài nguyên.đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội,Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnhvực hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường; xử lý triệt để tình trạng khai thác khoáng sảntrái phép và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về khoáng sản. Kiên quyếtđình chỉ hoạt động, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi giấyphép khai thác đối với các trường hợp hoạt động khoáng sản vi phạm pháp luật nghiêm trọng,không triển khai dự án theo đúng cam kết; đặc biệt là các trường hợp khai thác gây ô nhiễm môitrường, mất an toàn trong lao động, gây hư hỏng hạ tầng kỹ thuật, mất an ninh trật tự trong vùngcó khoáng sản khai thác. Trước mắt, tập trung hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân khắcphục ngay những tồn tại, khuyết điểm đã được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra của cácĐoàn kiểm tra Trung ương và của Tỉnh.e) Phối hợp thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trên địa bàn tỉnh theochương trình, kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quảkết quả điều tra địa chất về khoáng sản của tỉnh để phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vàquy hoạch ngành của tỉnh.g) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trong việclập, thẩm định dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản theo quyđịnh tại Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các quyđịnh khác có liên quan.h) Chủ động phối hợp cùng các Sở, Ngành và địa phương liên quan tăng cường công tác tuyêntruyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về quản lý khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân tham giahoạt động khoáng sản và người dân địa phương nơi có khoáng sản.2. Sở Công Thương:a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành liên quan và chính quyền địa phươngkiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Tham gia ý kiến thiết kế cơ sở củadự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản, có ý kiến về nội dung Báo cáo kinh tế-kỹ thuật xâydựng công trình và thiết kế bản vẽ thi công đối với các dự án khai thác khoáng sản nhưng khôngphải lập dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh.b) Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở ...

Tài liệu được xem nhiều: