Danh mục

Chỉ thị số 05/2007/CT-BTC

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.45 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chỉ thị số 05/2007/CT-BTC về việc bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Mậu tý 2008 do Bộ Tài chính ban hành
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chỉ thị số 05/2007/CT-BTC BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ***** Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ****** Số: 05/2007/CT-BTC Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2007 CHỈ THỊ VỀ VIỆC BÌNH ỔN GIÁ TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN MẬU TÝ 2008Năm 2007 là năm có nhiều yếu tố tác động đến sự hình thành và vận động của giá cả thịtrường: ngoài các nguyên nhân do thiên tai (bão, lũ), dịch bệnh, sức mua tăng còn cónguyên nhân do giá thị trường thế giới liên tục tăng trong suốt thời gian từ đầu năm đếnnay và tiếp tục vận động trong xu thế tăng. Dự báo trong thời gian tới tình hình thiên tai,dịch bệnh còn có những diễn biến phức tạp; giá thị trường thế giới tiếp tục có những diễnbiến khó lường; sức mua có khả năng thanh toán của các tầng lớp nhân dân trong dịp Tếttăng, gây áp lực làm tăng giá thị trường nhất là giá các hàng tiêu dùng thiết yếu và một sốdịch vụ cơ bản.Để bình ổn giá cả, không để xảy ra tình trạng tăng đột biến về giá cả hàng hóa, dịch vụtrong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008 và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 01/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách kiềm chếtốc độ tăng giá thị trường, Chỉ thị số 23/2007/CT-TTg ngày 31/10/2007 của Thủ tướngChính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp điều hành giá cả bình ổn thị trườngtrong những tháng cuối năm 2007 và phục vụ Tết Mậu Tý năm 2008 góp phần bảo đảmcho nhân dân đón tết vui vẻ, phấn khởi, tiết kiệm; Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Thủtrưởng các đơn vị và tổ chức thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế,Cục trưởng Cục Hải quan, Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh phối hợp với các cơquan quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khaicác công việc sau đây:I. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CÔNG TÁC BÌNH ỔN GIÁ:1. Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành báo cáo Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ đạothực hiện các công việc sau:- Xây dựng phương án điều hành giá hàng hóa, dịch vụ, nhất là những hàng hóa, dịch vụthiết yếu, quan trọng, trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán; trên cơ sở diễn biếngiá cả thị trường trên địa bàn, đề xuất kịp thời các biện pháp bình ổn giá thuộc thẩmquyền địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thựchiện, không để xảy ra tình trạng đột biến về giá tại địa phương.- Đối với các địa phương chịu ảnh hưởng của bão lụt vừa qua: Trình Ủy ban nhân dâncấp tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; có biện pháp khắc phụchậu quả thiên tai, lũ lụt, bảo đảm tiến độ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.- Triển khai ngay việc dự báo về nhu cầu tiêu dùng, kết hợp với nắm tình hình chuẩn bịlực lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán (lương thực, thực phẩm, bánh mứt kẹo, bia,rượu, quần áo, văn hóa phẩm và phương tiện đi lại, …) của tất cả các doanh nghiệp thuộcmọi thành phần kinh tế trên địa bàn, có biện pháp cung ứng đủ hàng hóa, dịch vụ thiếtyếu phục vụ nhân dân và tổ chức lưu thông thông suốt; có kế hoạch dự trữ vật tư, nguyênliệu cho sản xuất hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, thuốc chữa bệnh cho người, gia súc, giacầm không để xảy ra mất cân đối cung cầu, gây đột biến giá cả vào dịp trước và sau TếtNguyên đán, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng giao thông khó khăn, vùng vừa quabị ảnh hưởng của các cơn bão, lũ, dịch bệnh và ở các khi công nghiệp, thành phố lớn.- Căn cứ vào chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính và khả năngcủa địa phương, trình UBND cấp tỉnh quyết định phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệpcó thị phần lớn trên địa bàn tỉnh để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện dự trữ hàng hóathiết yếu phục vụ Tết.- Kiểm soát thị trường, phát hiện kịp thời các hiện tượng kinh doanh hàng cấm, hàng giả,hàng chất lượng kém, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng không bảo đảm vệ sinh antoàn thực phẩm; thịt gia súc, gia cầm và các sản phẩm của gia cầm chưa qua kiểm dịch …xử lý kiên quyết các trường hợp sai phạm nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.- Kiểm soát chặt chẽ các phương án giá và mức giá của những hàng hóa, dịch vụ do nhànước đặt hàng phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia, hàng hóa, dịch vụ mua sắmtừ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa, dịch vụ còn được trợ cước, trợ giá; kiểm tra việcchấp hành quy định của nhà nước về quản lý giá, bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá củacơ quan có thẩm quyền quy định; kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng hóa, dịch vụtheo giá niêm yết (nhất là hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu, giá dịchvụ đi lại, trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô, …), kiểm tra việc thu các loại phí dịch vụ khôngđể các doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tăng giá, phí dịch vụ tùy tiện, trái pháp luật trongdịp Tết làm thiệt hại đến lợi ích người tiêu dùng.Kiên quyết xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân cố tình vi phạm các quy định như: khôngniêm yết giá, bán hàng cao hơn giá niêm yết, tăng giá tùy tiện hàng hóa, dịch vụ trong dịpTết Nguyên đán, … theo quy định tại Nghị định 169/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 củaChính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, Nghị định 106/2003/NĐ-CPcủa Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.Rà soát, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bãi bỏ ngay các khoản thu phí, lệ phí trái vớiquy định của pháp luật, miễn thu các khoản phí, lệ phí theo quy định tại Chỉ thị số24/2007/CT-TTg ngày 1/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ: tăng cường chấn chỉnh việcthực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng cáckhoản đóng góp của nhân dân.2. Cục trưởng Cục Thuế có trách nhiệm tiếp tục thực hiện việc kiểm tra các doanh nghiệpnhập khẩu, kinh doanh hàng hóa thuộc diện giảm thuế nhập khẩu mà không có các biện ...

Tài liệu được xem nhiều: