Danh mục

Chỉ thị số 47/2004/CT-TTg

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.19 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chỉ thị số 47/2004/CT-TTg về các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chỉ thị số 47/2004/CT-TTg THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 47/2004/CT-TTg Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2004 CHỈ THỊ VỀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP XUẤT KHẨUThực hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, hoạt động xuất khẩu của cả nước nói chung vàxuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Kim ngạch xuất khẩu luôn duy trì được đà tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước; kimngạch xuất khẩu hàng hoá tăng rất nhanh; xuất khẩu ngày càng đóng góp tích cực chotăng trưởng GDP hàng năm, trong đó nổi bật của xuất khẩu những năm qua là sự đónggóp to lớn của các ngành sản xuất công nghiệp.Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã đề ra, còn rấtnhiều thách thức đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu của cả nước nói chung và xuất khẩuhàng công nghiệp nói riêng. Về xuất khẩu hàng công nghiệp, một số điểm yếu đã bộc lộnhư tỷ trọng các sản phẩm đã qua chế biến, chế tạo còn thấp so với nhiều quốc gia trongkhu vực; giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm thấp; chủng loại mặthàng chưa đa dạng, còn tập trung nhiều vào các mặt hàng bị giới hạn bởi hạn ngạch...Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và cạnh tranh trên thị trườngthế giới gay gắt hơn, khả năng cạnh tranh của hàng hoá đã trở thành một trong những yếutố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp khi vươn ra thị trường ngoài nước. Trongkhi đó, những lợi thế cạnh tranh của hàng công nghiệp Việt Nam dựa trên nguồn lao độngrẻ, tài nguyên thiên nhiên sẵn có ... đang có xu hướng giảm nhanh. Do vậy, yêu cầu cấpthiết đặt ra là phải nhanh chóng, tích cực tìm kiếm và đề ra các giải pháp, chính sách mới,phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là các sảnphẩm công nghiệp có khả năng hoặc tiềm năng xuất khẩu cao.Để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp có khả năng xuất khẩu cao,Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các tỉnh), các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanhxuất nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, các cơ quan có liên quan quán triệt những nộidung cơ bản và triển khai thực hiện những nhiệm vụ dưới đây:1. Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩmcông nghiệp xuất khẩu một cách toàn diện trên tất cả các mặt năng lực sản xuất, cơ cấumặt hàng, giá cả, chất lượng, phương thức phân phối...a) Bộ Công nghiệp:- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp.Khai thác tối đa năng lực sản xuất và xuất khẩu của những sản phẩm đang có lợi thế cạnhtranh như hàng may mặc, giày - dép, đồng thời tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩmcó tiềm năng xuất khẩu lớn, có giá trị gia tăng cao như cơ khí chế tạo (xe máy, xe đạp,máy động lực, máy nông nghiệp, đóng và sửa chữa tàu thuyền...), thiết bị điện, điện tử -máy vi tính, phần mềm công nghệ thông tin, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, thực phẩm chếbiến... để sớm hình thành các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn mới. Chuyển dịchcơ cấu xuất khẩu hàng công nghiệp theo hướng gia tăng các sản phẩm chế biến, chế tạo,chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao. Phấn đấu nâng tỷ trọnghàng công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến, chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ50% hiện nay lên 70 - 75% vào năm 2010. Bên cạnh đó, cần quan tâm khai thác các mặthàng sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động như chế biến nông - lâm -thủy sản, thủ công mỹ nghệ...- Chỉ đạo các Tổng công ty, công ty, hiệp hội doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện chươngtrình cắt giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, phấn đấusản phẩm công nghiệp Việt Nam có giá thành bằng hoặc thấp hơn các sản phẩm cùng loạitrong khu vực.- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xác định các sản phẩm công nghiệp cókhả năng xuất khẩu cao trong từng thời kỳ, trên cơ sở đó chỉ đạo các Tổng công ty, côngty, hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanhvà xuất khẩu của mình từ nay đến năm 2010 phù hợp với xu thế phát triển và hội nhậpcủa kinh tế thế giới và khu vực.- Trên cơ sở chiến lược xuất khẩu đã xây dựng, chỉ đạo các Tổng công ty, hiệp hội doanhnghiệp xây dựng các chương trình, dự án xuất khẩu có mục tiêu, trong đó xác định cụ thểsản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh, thị trường, phương thức cạnh tranh. Các chươngtrình, dự án xuất khẩu có mục tiêu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đi vàohoạt động, xét thấy có hiệu quả sẽ được nhà nước hỗ trợ thông qua các chính sách ưu đãivề đầu tư, tài chính, tín dụng, đất đai ...- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và các hệ thống quản lý như hệ thốngquản lý chất lượng (ISO 9000), hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000)... trong sảnxuất kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng uy tín, thương hiệu, nhãnhiệu sản phẩm Việt Nam. Tiến hành đánh giá trình độ khoa học công nghệ của các ngànhcông nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng xuất khẩu cao, từ đó đề xuất cácgiải pháp nhằm nâng cao mặt bằng trình độ công nghệ chung của ngành.- Đẩy mạnh thực hiện cải cách các doanh nghiệp nhà nước; tổ chức, sắp xếp lại các doanhnghiệp làm ăn thua lỗ, không có hiệu quả; đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp.b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:- Chủ trì, rà soát lại các cơ chế, chính sách hiện hành, kết hợp đề xuất các cơ chế, chínhsách mới về khuyến khích đầu tư, sản xuất và xuất khẩu hàng hoá với trọng tâm là hàngcông nghiệp, báo cáo Chí ...

Tài liệu được xem nhiều: