Đơn thuốc kinh nghiệm + Trị ngực đau tức, đau cứng dưới tim, đau xóc dưới sườn lên tim: Chỉ thực (lâu năm) 4 trái, Hậu phác 120g, Phỉ bạch 240g, Qua lâu 1 trái, Quế 30g, nước 5 thăng. Trước hết sắc Chỉ thực, Hậu phác, lấy nước bỏ bã, xong cho cácthứ thuốc khác vào sắc, chia làm 3 lần uống (Chỉ Thực Phỉ Bạch Thang - Kim Quỹ Yếu Lược Phương). + Trị đau nhức trong ngực (Hung tý thống): Chỉ thực tán bột uống với nước lần 12g, ngày 3 lần, đêm 1 lần (Trửu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHỈ THỰC (Kỳ 3) CHỈ THỰC (Kỳ 3) Đơn thuốc kinh nghiệm + Trị ngực đau tức, đau cứng dưới tim, đau xóc dưới sườn lên tim: Chỉthực (lâu năm) 4 trái, Hậu phác 120g, Phỉ bạch 240g, Qua lâu 1 trái, Quế 30g,nước 5 thăng. Trước hết sắc Chỉ thực, Hậu phác, lấy nước bỏ bã, xong cho cácthứ thuốc khác vào sắc, chia làm 3 lần uống (Chỉ Thực Phỉ Bạch Thang - KimQuỹ Yếu Lược Phương). + Trị đau nhức trong ngực (Hung tý thống): Chỉ thực tán bột uống vớinước lần 12g, ngày 3 lần, đêm 1 lần (Trửu Hậu Phương). + Trị bôn đồn khí thống: Chỉ thực sao, tán bột, mỗi lần uống 12g, ngày3 lần, đêm 1 lần (Ngoại Đài Bí Yếu). + Trị phong chẩn ngoài da: Chỉ thực tẩm giấm, sao, chườm vào (NgoạiĐài Bí Yếu). + Trị sa trực trường do lỵ: Chỉ thực, mài trên đá cho nhẵn, rồi sao vớimật ong cho vàng, chườm vào cho đến khi rút lên (Thiên Kim Phương). + Trị trẻ nhỏ lở đầu: Chỉ thực đốt cháy, trộn mỡ heo bôi vào (ThánhHuệ Phương). + Trị ngực đau do thương hàn, sau khi đau bụng hàn giữa ngực bỗngnhiên đau ngột: Chỉ thực sao với cám, tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần (TếSinh Phương). + Trị sinh xong bụng đau: Chỉ thực sao cám, Thược dược sao rượu, mỗithứ 8g, sắc uống hoặc tán bột uống (Tế Sinh Phương) + Trị âm hộ sưng đau cứng: Chỉ thực 240g, gĩa nát, sao, gói trong baovải, chườm lên chỗ đau, khi nguội sao chườm tiếp (Tử Mẫu Bí Lục Phương). + Trị táo bón: Chỉ thực, Tạo giáp 2 vị bằng nhau, tán bột, trộn với hồbột làm thành viên uống (Thế Y Đắc Hiệu Phương). + Trị trẻ nhỏ bị các loại trĩ kinh niên: Chỉ thực tán bột, luyện với mậtong làm viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên lúc đói (Tập NghiệmPhương). + Chỉ thực kết hợp với Tam lăng, Nga truật, Thanh bì, Bình lang có tácdụng mòn tiêu tích khối cứng chắc, nhưng chỉ dùng cho những người tỳ vịmạnh, ăn được còn sức khỏe (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị trường vị tích nhiệt, bụng căng đầy, táo bón: Chỉ thực, Bạch truật,Phục linh, Thần khúc, Trạch tả, Đại hoàng mỗi thứ 12g, Hoàng liên 4g, Sinhkhương 8g, Hoàng cầm 8g. Tán bột làm viên hoặc sắc uống (Chỉ Thực Đạo TrệHoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị khí huyết tích trệ sau khi sinh, đau bụng, đầy tức không yên: Chỉthực 12g, Bạch thược 12g, tán bột hoặc sắc uống (Chỉ Thực Thược Dược Tán -Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị tức ngực, bụng đầy, tiêu hóa kém: Chỉ thực, Bạch truật, mỗi thứ12g sắc uống (Chỉ Truật Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược ThủSách). + Trị đầy tức dưới tim, ăn uống không ngon, tinh thần mệt mỏi, hoặctiêu hóa kém, đại tiện không thoải mái: Chỉ thực, Hoàng liên, mỗi thứ 20g, Hậuphác 16g, Can khương 4g, Chích cam thảo, Mạch nha, Phục linh, Bạch truật,mỗi thứ 8g, Bán hạ khúc, Nhân sâm, mỗi thứ 12g, tán bột, làm thành viên. Mỗilần uống 2-12g, ngày 3 lần (Chỉ Truật Thang - Lâm Sàng Thường Dụng TrungDược Thủ Sách). Tham khảo: . Cây Trấp còn cho rễ cây gọi là “Chỉ thụ căn bì” dùng ngâm rượu súcmiệng để trị đau răng rất hay, hoặc dùng vỏ rễ nấu nước sắc uống trị chứng tiêura máu (Bản Thảo Thập Di). . Cạo lấy vỏ rễ cây, vỏ non trong cây, vỏ cành gọi là ‘Chỉ thụ nhự’ thâncây và vỏ trị thủng húp, bạo phong đau nhức khớp xương. Nó chữa đượcchứng trúng phong liệt, méo miệng, trong lúc chưa dùng thuốc gì nên cạo lấyvỏ da cây ngâm với rượu 1 đêm khi uống hâm nóng (Bản Thảo Đồ Kinh). . Muốn khai khí giữa ngực thì dùng Chỉ xác, khai khí ở dưới bụng thìdùng Chỉ thực. Chữa khí trệ thì dùng Chỉ xác, chữa khí kết thì dùng Chỉ thực.Duy cổ ngữ có nói Chỉ xác trị khí, Chỉ thực trị huyết, nh ưng xét ra khí hành thìhuyết thông, 2 vị đều là thuốc lợi khí chứ không phải là thuốc thông huyết. Chonên dùng Chỉ thực với Bạch truật thì điều hòa được Tỳ mà dùng với Đại hoàngthì thúc đẩy được khí. Nếu người khí hư trướng mà dùng Chỉ thực thì khôngkhác gì ôm củi mà chữa cháy (Bản Thảo Cầu Chân). . Chỉ thực vị đắng, cay, chua, hơi hàn, không độc, nhập vào kinh Túcdương minh và Túc thái âm. Tính phù mà lại giáng xuống, hoàn toàn là dươngdược, quả nhỏ mà tính mạnh, chữa phần dưới nhanh chóng, chủ về huyết.Phàm chứng ngực bụng bị đẩy trướng, phiền muộn, chất ăn cũ tích tụ, đờm đặctích huyết, thì nó có công khai thông phá kết mau chóng, làm cho đổ váchxuyên tường. Dùng với Bạch truật trị chứng bỉ thuộc hư, nhưng tính nó dữ tợn,sức nó mạnh, người không có đình trệ kiêm tích thì chớ có dùng bừa bãi mà hạitới nguyên khí. Ông Vương Hải Tàng nói: bổ khí thì lấy Sâm, Truật, Cankhương làm tá, để phá khí lấy Khiên ngưu, Mang tiêu, Đại hoàng làm tá (DượcPhẩm Vựng Yếu). . Cây còn cho lá non gọi là ‘Chỉ thụ nộn diệp’ sắc uống thay n ước trà trịcác chứng phong, trục phong (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). ...