Danh mục

Chỉ trông cậy vào tình thương

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.94 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một cảnh trên xe lửa: trước mặt tôi là hai nữ hành khách lớn tuổi, y phục lịch sự, có vẻ là hạng trung lưu hiền lương. Tới ga sau, một nữ hành khách nữa bước lên toa của chúng tôi, bà này mặc dầu đã ngoại tứ tuần mà ăn vận lòe loẹt: tóc nhuộm màu xanh xám, lòa xòa xuống vai, quần trắng chẹt, chiếu áo pull-over màu đỏ bó sát mình, môi, móng tay, móng chân cũng bôi một màu đỏ. Rõ ra cái vẻ lố lăng, không phải con người đứng đắn, đàng hoàng. Nhưng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chỉ trông cậy vào tình thương Chỉ trông cậy vào tình thương Một cảnh trên xe lửa: trước mặt tôi là hai nữ hành khách lớn tuổi, yphục lịch sự, có vẻ là hạng trung lưu hiền lương. Tới ga sau, một nữ hànhkhách nữa bước lên toa của chúng tôi, bà này mặc dầu đã ngoại tứ tuần màăn vận lòe loẹt: tóc nhuộm màu xanh xám, lòa xòa xuống vai, quần trắngchẹt, chiếu áo pull-over màu đỏ bó sát mình, môi, móng tay, móng châncũng bôi một màu đỏ. Rõ ra cái vẻ lố lăng, không phải con người đứng đắn,đàng hoàng. Nhưng bà ta ngồi yên đọc sách trong một góc toa, thái độ khôngcó gì là chướng mắt, mà cũng chẳng làm phiền ai cả. Vậy mà hai bà lịch sự,hiền lương kia cũng tỏ vẻ lạnh lùng, không ưa. Tại sao vậy? Chỉ tại bà đókhông giống họ, điều đó họ không sao tha thứ được. Bạn bảo tôi cái đó vô hại, quan hệ quái gì đâu? Có thực là vô hạikhông? Tôi thì tôi không nghĩ vậy. Vì bạn xin tưởng tượng rằng nếu cảnh đóxảy ra ở Huê Kỳ, mà bà hành khách tới sau đó không phải chỉ ăn bận lố lăngmà thôi, còn là một phụ nữ da đen nữa. Hoặc nếu bạn là người Đức thì xinbạn nhớ lại cái thời ba chục năm trước và tưởng tượng rằng đó là một ngườiDo Thái. Hoặc xin bạn tưởng tượng cảnh đó xảy ra ở Công mà hai bà trunglưu hiền lương kia là người da đen còn bà thứ ba là người da trắng. Bấynhiêu thôi cũng đủ cho bạn hoảng sợ - tôi mong như vậy nhận thấy cái nguyhại của thái độ không ưa được người khác chỉ vì người đó khác mình. Tháiđộ ác cảm đó không có chút gì là hợp lý cả. Nó phát sinh từ chỗ thầm kínnhất của tâm hồn con người, từ cái tiềm thức hỗn độn mà huyết thốngcùng bản năng làm chủ. Chính vì thành kiến không phải là những suyxét sáng suốt mà chỉ là những tình cảm mơ hồ mà mẹnh mẽ rất khó diệt.Nhưng vẫn có cách chế ngự được nó. Chúng ta trở lại cảnh đi trên xe lửa. Tại sao hai bà ác cảm với bà này?Có phải vì không ưa lối phục sức của bà này không? Vì không chấp nhậnđược rằng một người đàn bà không còn trẻ trung gì mà lại ăn bận lòe loẹtđập vào mắt thiên hạ như vậy, chứ không ăn bận kín đáo, nhã nhặn nhưmình? Chắc chắn là có một phần vì vậy. Nhưng đó không phải là nguyênnhân chính của một ác cảm mà nguồn gốc sâu vô cùng. Ai cũng mong được người khác chấp nhận mình, tán thành mình nữa,cả khi mình có cái gì khác người. Mình thấy dễ chịu khi những người chungquanh mình có thiện cảm với mình. Nhưng khi phải đụng chạm với nhữngngười khác hoặc tập thể khác mình trong cách ở, cư xử, thì mình thấy hoangmang. Tại sao vậy? Tại sự khác biệt của những người đó chứng tỏ rằng cáibản ngã của mình bị hạn chế; do đó mà sinh lòng ganh tị, chỉ trích, phủnhận. Và người khác đó bỗng hóa ra kẻ thù của mình. Tôi còn nhớ hồi tôi mười tuổi, đương học ở một trường làng miềnthượng - bavière, thì một hôm một bạn gái ở Bắc Đức xin vô học lớp tôi. Chịấy để tóc ngắn còn tóc của chúng tôi thì kết thành bím dài thòng: chị ấy nóitiếng Đức rất giống giọng Phổ và hễ cô giáo hỏi thì trả lời liền, đôi khi trả lờibậy. Tóm lại chị ấy có nhiều chỗ khác chúng tôi, làm cho chúng tôi trố mắt.Ngày đầu chúng tôi phục lắm, nhưng từ ngày hôm sau, chúng tôi họp thànhmột khối chống lại con bé ngoại quốc đó. Bây giờ tôi hiểu lý do rồi, chịbạn Phổ đó lanh lợi hơn chúng tôi nhiều khiến cho chúng tôi nhận thấy mìnhcục mịch, quê mùa quá. Lần đó là lần đầu tiên chúng tôi đâm ra tự nghi ngờmình: nếu y phục cử chỉ, ngôn ngữ của chị ấy đáng khen thì y phục cử chỉ,ngôn ngữ của chúng tôi đáng chê rồi. Vài chị bạn tôi ráng tìm cách thíchứng: bắt chước giọng nói của chị đó, bỏ thổ âm của chúng tôi đi và cắt ngắnváy cho nó cao lên trên đầu gối. Nhưng hầu hết chúng tôi đều có thái độ tựvệ, thù địch. Chúng tôi có tâm trạng ghen ghét mà không hay. Tâm trạng đó có nhiều hình thức: mẹ cảm thấy con gái xa lánh mình,chê bỏ mình, vì chúng trang điểm, ăn bận đẹp hơn mình nhiều; cha mẹ cảmthấy mình lạc hậu vì con trai mình có những ý mới mẻ quá, chánh đảng nàycoi một chánh đảng khác là kẻ thù, giáo phái này cảm thấy giáo phái khácchống lại chân lý của mình, dân tộc này, chủng tộc này khiêu khích dântộc khác, chủng tộc khác chỉ vì họ không giống mình, giáo sự tầm thườngmuốn có học sinh giỏi, cha mẹ tầm thường thì muốn có những đứa con kiểumẫu; sau cùng hết thảy chúng ta đều muốn kết thân với những người sẵnsàng theo ý ta, mà gạt bỏ những người bướng bỉnh. Nhưng loài người có ai giống ai đâu, mà luật thiên nhiên đâu có diệtmột loài nào để làm lợi cho các loài khác, trái lại muốn tạo ra những loàimới, cho ngày càng đa dạng. Ai cũng có quyền giữ bản sắc của mình cho dùngười khác không thích thì cũng mặc. Chúng ta phải tập thích nghi với sự đadạng đó. Nhưng thích ứng cái nào đây? Goethe, nhà đại minh triết Đức đã nói: Khi thấy người khác hơn ta,muốn cho khỏi bực mình thì chỉ có cách là trông cậy vào tình thương. Tôimuốn nói thêm: Khi thấy người khác kém ta, muốn cho khỏi tự cao tự đạithì cũng phải nhờ vào tình ...

Tài liệu được xem nhiều: