Danh mục

CHI TỬ (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 225.95 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bào chế: Hái trái về bỏ tai và vỏ, chỉ lấy hạt, ngâm với nước sắc Cam thảo một đêm, vớt ra phơi khô tán bột dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).+ Trị bệnh ở thượng tiêu, trung tiêu thì dùng cả vỏ xác, trị hạ tiêu thì bỏ vỏ xác rửa sạch nước màu vàng rồi sao mà dùng, trị bệnh thuộc huyết thì sao đen dùng (Đan Khê Tâm Pháp).+ Sau khi hái về phơi hoặc sấy khô ngay, nếu sấy thì lúc đầu lửa to về sau nhỏ dần, đảo trộn nhẹ để làm vỏ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHI TỬ (Kỳ 2) CHI TỬ (Kỳ 2) Bào chế: + Hái trái về bỏ tai và vỏ, chỉ lấy hạt, ngâm với nước sắc Cam thảo mộtđêm, vớt ra phơi khô tán bột dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). + Trị bệnh ở thượng tiêu, trung tiêu thì dùng c ả vỏ xác, trị hạ tiêu thì bỏvỏ xác rửa sạch nước màu vàng rồi sao mà dùng, trị bệnh thuộc huyết thì saođen dùng (Đan Khê Tâm Pháp). + Sau khi hái về phơi hoặc sấy khô ngay, nếu sấy thì lúc đầu lửa to vềsau nhỏ dần, đảo trộn nhẹ để làm vỏ quả không bị trầy sát, cũng đề phòng tìnhtrạng ngoài khô trong ướt, dễ thối mốc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Quả chín kẹp lẫn với ít phèn chua, cho vào nước sôi cùng nấu độ 20phút, vớt ra phơi khô vỏ, lại sấy khô cho giòn. Khi dùng muốn dùng sống, saohoặc đốt cháy tùy từng trường hợp (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Thành phần hóa học: + Gardenoside, Geniposide, Genipin-1-Gentiobioside, Shanzhiside,Gardoside, Scandoside methyl Esther, Deacetylaspelurosidic acid, MethylDeacetylaspelurosidate, 10-Acetylgeniposide (Lida J và cộng sự, Chem PharmBull 1991, 39 (8): 2057). + 6”-p-Coumaroyl Genipin Gentiobioside (Nishizawa M và cộng sự,Chem Pharm Bull 1988, 36 (1): 87). + Chlorogenic acid, 3, 4-di-O-Caffeoylquinic acid, 3-O-Caffeoyl-4-O-Sinapoyl Quinic acid, 3,5-di-O-Caffeoyl-4-O-(3-Hydroxy-3-Methyl) GlutaroylQuinic acid (Nishizawa M và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (1): 87). + Crocetin (Tần Vĩnh Kỳ, Dược Học Học Báo 1964, 11 (5): 342). Tác dụng dược lý: + Tác dụng giải nhiệt: Nước sắc chi tử có tác dụng ức chế trung khu sảnnhiệt, tác dụng giống như vị Hoàng liên, Hoàng cầm nhưng yếu hơn (TrungDược Học). + Tác dụng lợi mật: Chi tử làm tăng tiết mật. Thực nghiệm chứng minhtrên súc vật sau khi thắt ống dẫn mật thấy Chi tử có tác dụng ức chế không choBilirubin trong máu tăng. Dịch Chi tử làm tăng co bóp túi mật (Sổ Tay LâmSàng Trung Dược). + Tác dụng cầm máu: Chi tử sao cháy th ành than có tac dụng cầm máu(Trung Dược Học). + Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, nước sắc Chi tử có tác dụng ức chếtrực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh (Sổ Tay Lâm Sàng TrungDược). + Tác dụng an thần: Nước sắc chi tử có tác dụng trị mất ngủ trong cácbệnh viêm nhiễm do sốt cao làm não xung huyết và hưng phấn thần kinh. Thựcnghiệm cũng chứng minh nước sắc kiệt Chi tử có tác dụng an thần đối vớichuột trắng (Trung Dược Học). + Tác dụng hạ huyết áp: Trên súc vật thực nghiệm chứng minh rằngnước sắc Chi tử có tác dụng hạ áp (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trên động vật thực nghiệm, thấy nước sắc chi tử có tác dụng ức chế tếbào ung thư trong nước bụng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Tính vị: + Vị đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Vị đắng, tính lạnh, không độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung DượcThủ Sách). Quy kinh: + Vào kinh Tâm, Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Vào kinh Tâm, Phế, Can, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung DượcThủ Sách).

Tài liệu được xem nhiều: