Danh mục

Chiếc bánh chưng xưa

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.43 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lại một mùa Xuân về trên đất khách trong không khí nhộn nhịp, chuẩn bị mua sắm vào những ngày cuối năm âm lịch. Phẩm vật và hương vị đặc biệt của ngày Tết đang bắt đầu trở lại với mọi người, mọi nhà, nhưng nhiều phần, chắc sẽ không còn đầy đủ nguyên vẹn, như được diễn tả trong câu đối Tết rất quen thuộc của những ngày xa xưa: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh Bây giờ thịt mỡ chắc ai cũng e dè, ít dám đả động, chỉ dám...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiếc bánh chưng xưa Chiếc bánh chưng xưaLại một mùa Xuân về trên đất khách trong không khí nhộn nhịp, chuẩn bị mua sắm vàonhững ngày cuối năm âm lịch. Phẩm vật và hương vị đặc biệt của ngày Tết đang bắt đầutrở lại với mọi người, mọi nhà, nhưng nhiều phần, chắc sẽ không còn đầy đủ nguyên vẹn,như được diễn tả trong câu đối Tết rất quen thuộc của những ngày xa xưa:Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏCây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanhBây giờ thịt mỡ chắc ai cũng e dè, ít dám đả động, chỉ dám nấu một nồi nhỏ, thịt nhiềuhơn mỡ. Câu đối đỏ đã thưa thớt, thấy nhiều ở các chùa chiền, lăng, miếu thôi. Cây nêulại càng hiếm, chỉ còn lác đác được dựng tại vài nơi tụ điểm vui Xuân để hoài niệm. Pháothì ở đâu cũng cấm, lại đang ở thời thắt lưng buộc bụng, nên có đốt cũng là đốt lén, đốtđại, dồn vào đêm giao thừa là chính. Riêng dưa hành và bánh chưng xanh, nhất là bánhchưng vẫn còn hiên ngang ngự trị mọi nơi, khắp nẻo, tại những địa phương có đôngngười Việt mình cư ngụ, chợ nào, tiệm thức ăn nào cũng có. Cũng may còn có bánhchưng cùng với các loại bánh, mứt, hoa, quả để những ngày Tết nơi hải ngoại đỡ phần tẻnhạt. Hơn nữa, bánh chưng bây giờ càng ngày càng được gói ghém đàng hoàng, toànbằng lá chuối hoặc lá dong - dẫu lá đông lạnh - đúng khuôn mẫu, chứ không như thờinhững năm mới ổn định, sau khi chân ướt chân ráo định cư ở xứ người, cái bánh được góibằng giấy nhôm hay giấy thiếc, chẳng có mùi vị gì là bánh chưng cả.“Dửng dưng như bánh chưng ngày Tết”, các cụ ngày xưa nói thế, nhưng Tết đến màkhông có bánh chưng thì đâu còn là Tết nữa. Với lại mỗi năm mới có một lần, cái mónquốc hồn quốc túy này không làm, không ăn vào dịp Tết để nhớ về cội nguồn, tổ tiên,ông bà thì đợi đến dịp nào? Vì thế hầu như nhà nào cũng có ít nhất một, hai cái bánhchưng. Ấy vậy, ăn thì được, nhưng gói và nấu bánh thì chắc chẳng mấy ai còn tự làm lấy.Rườm rà, lỉnh kỉnh lắm, mất thì giờ nữa, ai cũng biết thế. Bây giờ ăn vài cái bánh chưngđâu cần gì phải mất công gói với nấu. Ra chợ rước chừng năm, bảy cái về, vừa làm quàTết, biếu xén đây đó, vừa để bày bàn thờ cúng rồi ăn dần, có đắt chút đỉnh cũng khôngsao. Tết mà, tiền mừng tuổi ông bà, bố mẹ, con cháu còn tốn hơn nhiều.Tuy vậy, ngày mồng một, lúc bóc cái bánh chưng ra cho cả nhà thưởng thức lấy hên thìcó khi lại ấm ức vì mua nhằm thứ bánh nhạt nhẽo, vô vị, không biết có phải là bánhchưng không, dù nhìn thật đẹp, cũng lá, cũng nếp, cũng đậu, cũng thịt. Nếu hên thì đượccái bánh kha khá, còn nuốt trôi mấy miếng, nhưng thua xa hương vị bánh chưng ngày xưaở nhà gói và nấu lấy. Bánh chưng ngày xưa! Cái ngày xưa ấy, tưởng xưa rồi nhưng khôngxưa lắm, hình như chỉ mới hôm nào. Vì cứ mỗi lần hây hẩy làn gió Xuân ấm áp thổi về,xua tan dần hơi lạnh của những ngày Đông giá, và cỏ cây bắt đầu đơm hoa nảy lộc, chàovui nắng mới, thì kỷ niệm xưa lại trở về đầy ăm ắp. Những hình ảnh êm đềm, âm thanhsống thực, mùi vị đậm đà của lạt giang, lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, bếp lửahồng, thùng bánh đang sôi và những nét mặt vui tươi háo hức, giọng cười hồn nhiên, lạihiển hiện trong tâm tưởng như vừa mới đây, vừa hôm qua thôi.- Dương, cái sợi lạt con đang tước nó mỏng dần đi rồi này. Con phải bẻ cong thanh gianghơn, cho sợi lạt nó dày lên thì lạt mới đều. Tước lạt mà không khéo thì một thanh đượcmấy cái? Làm sao đủ lạt để gói hết bánh.Mẹ tôi vừa dùng tay tước sợi lạt vừa chỉ lại cho tôi cách làm cho đúng.Taymẹ thật khéo,vừa nhanh vừa dẻo, sợi lạt được tước ra mảnh mai và đều đặn. Chả bù cho tôi, vừa chậmvừa vụng. Mấy sợi lạt của tôi tước đã cứng lại không đều, đầu dày đầu mỏng. Trung bìnhmột thanh giang to bằng ngón tay út, mẹ tước ra được sáu đến bảy sợi lạt đàng hoàng,còn tôi thì cố lắm chỉ được ba hay bốn sợi là cùng.Hôm nay là ngày hai mươi chín tháng Chạp, nhà tôi đang chuẩn bị gói bánh chưng ănTết. Năm nay là năm đầu tiên tôi sẽ được mẹ chỉ dẫn và tập cho gói bánh. Mới sáng sớmmẹ và chị Mai đã thức dậy, ra chợ mua về những xấp lá dong xanh đậm, ống giang và thịtheo tươi. Gạo nếp, đậu xanh đã được ngâm sẵn từ đêm hôm qua. Vừa rồi mẹ đã vớt nếpra mấy cái giá cho ráo nước, xốc đều lên với muối, còn đậu xanh cũng được đãi vỏ vàđang hấp trong chõ, bốc hơi nghi ngút. Mẹ hay nói với chúng tôi: “Bánh chưng quantrọng nhất là cái nếp. Phải chọn thứ nếp dẻo mà thơm. Nêm muối và chút đường vừa đủđậm đà thì ăn mới ngon được.” Trong lúc mẹ lo chuẩn bị những vật liệu quan trọng, tôiđược phân công chẻ ống giang ra thành nhiều thanh nhỏ để sau đó tước thành những sợilạt gói bánh. Trước khi chẻ tôi đã phải dùng mảnh chai vỡ cạo cho sạch lớp vỏ sừng ởbên ngoài ống. Đáng lẽ tôi chỉ cần chẻ ống giang như lời mẹ dặn, rồi ra lo việc rửa ládong, nhưng tôi lại muốn tập tước lạt luôn vì đã từng thấy mẹ với chị Mai tước lạt dễdàng quá.Những năm trước, năm nào nhà tôi cũng gói và nấu bánh chưng. Hồi ấy tôi còn nhỏ, chỉham chơi đùa nên chẳng để ý gì lắm. Việc chuẩn bị, gói ghém, nấu bánh do bố mẹ và cácanh chị l ...

Tài liệu được xem nhiều: