Mâm cơm vừa dọn ra thì đứa cháu xộc vào cửa: -Bác! Bác gái nguy kịch! Điện thoại gọi mãi không được. Cháu phải bắt xe bây giờ mới tới. Bác và anh về ngay kẻo không kịp. Ông Liên đứng dậy, thuận tay dấp đánh “rốp” vào cái máy điện thoại. Đường vắng, pha đèn bật hết cỡ, chiếc taxi phóng hết tốc lực mà ông Liên cứ luôn mômg dục:”Nhanh lên! Nhanh nữa lên
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiếc Máy Điện Thoại Chiếc Máy Điện ThoạiMâm cơm vừa dọn ra thì đứa cháu xộc vào cửa:-Bác! Bác gái nguy kịch! Điện thoại gọi mãi không được. Cháu phải bắt xe bây giờ mớitới. Bác và anh về ngay kẻo không kịp.Ông Liên đứng dậy, thuận tay dấp đánh “rốp” vào cái máy điện thoại.Đường vắng, pha đèn bật hết cỡ, chiếc taxi phóng hết tốc lực mà ông Liên cứ luôn mômgdục:”Nhanh lên! Nhanh nữa lên!” Người con trai ngồi lặng len lén nhìn bố không cả dámthở mạnh, thỉnh thoảng chân lại chạm vào chân cậu em họ có ý bảo im lặng. Anh sợ cậuta lại nhắc đến chuyện gọi điện thoại.Bà Liên thường bảo: “Bố con ông đúng là chó với mèo. Chuyện đâu đâu cũng gân cổ lêncãi nhau được”.Chẳng tin tử vi, tướng số, anh tự lý giải: “Bố con anh thường tranh luận về thời cuộc,chẳng qua là sự cách bức thế hệ. Thế hệ bố anh là lớp người đánh giặc cứu nước, thế hệcủa những người coi lý tưởng là trên hết, sự hy sinh chịu đựng là lẽ sống, bao cấp là đảmbảo công bằng xã hội. Những điều đó anh không phủ nhận, nhưng cứ khư khư thì lỗi thời.Anh biết bố anh chẳng phải là người hủ lậu, nhưng rõ ràng khó thích nghi với thời cuộc,và khi máu gia trưởng nổi lên thì hết sức cực đoan.”Phải, ông Liên đâu phải là kẻ lạc hậu. Người khác mà như vậy, ông thừa lý lẽ vạch đúngsai bởi ông đã từng là cán bộ tuyên huấn lâu năm, đã từng qua trường Đảng Nguyễn ÁiQuốc hẳn hoi. Sau những lần mắng mỏ con, ông cũng thấy mình không phải, nhưng lầnsau đâu lại vào đấy, bởi nó đã thành máu thịt trong ông. Nói thành máu thịt cũng chẳngngoa, bởi đời ông đã qua các đận: làm cán bộ hậu địch, bí thư, chủ tịch cơ sở. Quá nửađời công tác, mà lại là cái nửa sung sức, sục sôi nhất, chịu trách nhiệm mọi mặt của cuộcsống nhân dân mà mình phụ trách. Bửu bối để bảo vệ mình trước súng giặc cũng nhưhoàn thành nhiệm vụ là lăn lộn cùng nhân dân mà vận động, thuyết phục, tổ chức. Côngtác tuyên huấn sau này càng củng cố thêm tác phong công tác của ông, nên từ khi nghỉhưu, trực tiếp cuộc sống phố phường ông thấy mình lạc lõng và bức xúc khi phải raphường. Ông biết cuộc sống bây giờ không như trước, mọi việc phải tuân theo luật lệ,quy định, không thể tuỳ tiện, cảm tính; nhưng như vậy không có nghĩa là vô cảm.“Vô cảm trước nhân dân” đây là điều anh không thể chịu được khi bị bố mắng. Là chủtịch phường, đâu phải anh không chịu nghe ý kiến nhân dân. Nhưng đâu có thể đáp ứngmọi yêu cầu bởi còn luật pháp, quy chế…Mà những con người quá độ (anh thường gọinhững người có tuổi như vậy) thì đâu dễ tuân thủ, nhất là các ông bà hưu trí. Đây là điềubố anh thường xạc anh:” Quy định là cần thiết, nhưng quá độ là thực tế. Thời chúng taotòng quân cứu nước chứ đâu có nghĩ đến quyền lợi, chế độ khi được nước? đâu có nghĩđến giấy này, tờ nọ như bây giờ mà đòi hỏi, chuẩn bị? là nhà chức trách phải hiểu nhưvậy chứ!”. Cái khó nhất là ứng xử thích hợp thì bố lại chẳng chịu thông cảm. Có phải mộtmình chủ tịch là giải quyết hết được đâu? Công việc do bộ máy làm. Bộ máy được đàotạo theo quy chế, chủ tịch không thể phớt lờ họ; mà thực ra không thể cái gì cũng biết đểcó thể qua họ. Họ chưa ký trước thì chủ tịch cũng chảng dám dúng bút vào. “Thế còntrách nhiệm, quyền lực của chủ tịch ở đâu?” Trước câu hỏi này của bố, anh chỉ im lặng.Anh lại tiếc: giá cứ ở quận với cái chức phó phòng hoặc lên thành lăng quăng làm cái gìđấy có phải hơn không? Không phải anh không uốn nắn thái độ với nhân dân của của cánbộ, nhân viên. Anh không chịu được cảnh một nhân viên hạch một cán bộ lão thành đángtuổi cụ :”Giấy xác nhận tham gia du kích, là cơ sở địch hậu đâu?” Hoặc với một cụ bà:”Không có giấy đăng ký kết hôn thì không giải quyết được!”Cái lý thì đúng nhưng sao màvô nhân. Một lần không đợi chữ ký của cán bộ tư pháp, anh đã giải quyết tư cách phápnhân cho một người mà anh biết rõ. Liền sau đó anh được chủ tịch quận là chú của cán bộtư pháp nọ “thân mật” góp ý kiến:”cần tôn trọng pháp quy”.Ông Liên có một cái túi bằng giấy giang nâu. Nhiều lần anh đưaq cho bố những chiếc cặpgiả da rất đẹp và tiện lợi, nhưng ông không chịu thay. Quả là người già khó loại bỏ nhữngcái đã một thời gắn bó. Trong cái túi ấy có một lá thư mà khi nào soạn túi ông cũng mởnó ra xem và xúc động ngay từ dòng niên quốc:”Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm thứX”. Hồi ấy hoà bình mới lập lại, từ chiến trường Lào, ông viết một lá thư cầu âu về quêhương- chưa một lần giáp mặt- theo địa chỉ mẹ ghi cho trước khi sang mặt trận, theo tênlàng, tổng, phủ xa xưa. Hai mươi ngày sau ông nhậ được thư trả lời của Uỷ ban hànhchính kháng chiến xã Dương Thành- cái tên ông chưa nghe bao giờ- cho biết: Xã đã tìmđược bà nội của ông còn sống. Nhà bị giặc đốt (quê ông là vành đai trắng) đã được bà congiúp dựng lại. Thư hỏi “Ởiêm” gia đình đã được thực hiện giảm thuế nông nghiệp theotiêu chuẩn nhà có người đi bộ đội chưa? Nếu chưa thì lấy xác nhận của đơn vị, gửi gấp vềđể xã thực hiện ngay vụ này. Thư còn dặn: có gì khó khăn , yêu cầu cứ viết thư về, xã cótrách nhiệm giải quyết. Đưa thư cho con xem, ông bình luận:”Ngày ấy đang đợt 5 cảicách ruộng đất, lại còn nạn di cư vào Nam và chống hạn cứu đói hết sức bừa bộn, trình độcòn tưởng Xiêm là một tỉnh của nước ta, mà cán bộ tận tình với yêu cầu của dân nhưvậy”. Rồi hạ một câu: “Đúng là chính quyền của nhân dân”. Ông còn kể chính Chi bộ đãmai mối và đứng ra tổ chức cho ông bà nên vợ nen chồng. Bà là một cô gái mỏng màyhay hạt, đa năng của xã: vừa dậy bình dân học vụ, vừa chăm lo sức khoẻ cho cả làng,khối người nhòm ngó. Mẹ anh bảo:” Hai ông bí thư, chủ tịch tán cho bố mày riết lắm. Lơmơ thì chưa chắc. Các ông ấy bảo: đấy là trách nhiệm của quê hương với người tiềntuyến”.Những chuyện này anh được nghe nhiểu lần. Lúc đầu rất thích, nhưng nghe mãi thànhnhàm. Cái cảm động mất dần…rồi chết thật-thành vô cảm lúc nào không biết.Bà Liên cũng thường nói với con: công tác làng xã trước đây bận lắm mà chẳng có phụcấp gì đâu. Vợ chồng cãi nhau, con hư, hàng xóm khúc mắc, gà bới vườn, vịt xục ao,vắng ti ...