Danh mục

Chiêm Thành (Champa) - 8

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.81 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chiêm Thành (Champa) - 8 Triều vương thứ sáu (859-991) : vương triều Indrapura hay Campapura (Chiêm Thành)Sống mãi trong xa hoa, vương triều Panduranga trở nên yếu đuối. Sau hơn 20 năm chinh chiến với Angkor quyền hành trong nước lọt dần vào tay các dòng vương tôn miền Bắc, chính họ đã chống trả lại các đợt xâm lăng của đế quốc Angkor.Năm 859, một vương tôn mang nhiều chiến công, tên Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin, được triều thần đưa lên ngôi, hiệu Indravarman II.Mặc dù là truyền nhân đích tôn của các đời vua trước (ông nội là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiêm Thành (Champa) - 8 Chiêm Thành (Champa) - 7 Triều vương thứ sáu (859-991) : vương triều Indrapura hay Campapura (Chiêm Thành)Sống mãi trong xa hoa, vương triều Panduranga trở nên yếu đuối. Sau hơn 20 nămchinh chiến với Angkor quyền hành trong nước lọt dần vào tay các dòng vươngtôn miền Bắc, chính họ đã chống trả lại các đợt xâm lăng của đế quốc Angkor.Năm 859, một vương tôn mang nhiều chiến công, tên Laksmindra BhumisvaraGramasvamin, được triều thần đưa lên ngôi, hiệu Indravarman II.Mặc dù là truyền nhân đích tôn của các đời vua trước (ông nội là Rudravarman II,cha là Bhadravarman II), Indravarman II lên ngôi do dày công tu luy ện, do sứcmạnh của trí tuệ trong sáng, vì Indra là thần trên các vị thần. Sau khi qua đời ôngđược dân chúng thờ dưới tên Paramabuddhaloka.Dưới thời Indravarman II, trung tâm quyền lực chính trị và tôn giáo được dời lênphía Bắc tại Indrapura - thành phố Sấm Sét (nay là Đồng Dương, cách Đà Nẵnghơn 50km về phía nam) trên bờ sông Ly Ly (một nhánh sông Thu Bồn, cách thánhđịa Trà Kiệu 15 cây số). Vị trí của Indrapura rất thuận lợi trong việc phòng thủchống lại những cuộc tiến công của quân Khmer và quân Nam Đảo.Phật giáo Đại Thừa cũng phát triển mạnh trong giai đoạn này, nhiều nhà sư TrungHoa được phép đến Indrapura truyền đạo, xây chùa chiền và thu nạp giáo đồ,nhưng không mấy thịnh hành. Indravarman II là người đã dung hòa được hai tôngiáo lớn nhất thời đó (Bà La Môn và Phật giáo) trong dân gian và xã hội : nhiềuPhật viện (Vihara), Phật đường, tu viện, đền thờ được xây dựng khắp nơi lãnh thổ,một bảo tháp dài 1.330m tên Laksmindra Lokesvara được xây dựng cạnh đền thờBà La Môn (một tượng Buddha thời này, cao 1,14m, được tìm thấy tại ĐồngDương năm 1978).Đẳng cấp tu sĩ (Brahman) rất đ ược trọng vọng, đạo Bà La Môn rất thịnh hành.Indravarman II rất tự hào vì các đại thần dưới quyền đều là những người Brahmanvà Ksatriya, và chính nhà vua cũng là một Brahman.Quốc hiệu Campapura (đất nước của người Chăm, theo tiếng Phạn cổ) đ ượcIndravarman II chính th ức sử dụng khi tôn vinh đất nước mình. Sử sách TrungHoa phiên âm là Chang Cheng (từ chữ Campapura hay Campa mà ra), tiếng Việtlà Chiêm Thành hay Chiêm Bà, tiếng Tây phương là Champa. Trong thực tế,Campa là tên của một cây có hoa màu trắng, nhụy vàng, hương rất thơm. TiếngViệt gọi là hoa đại hay bông sứ. Loài hoa này được trồng quanh cung điện của cácvua Chăm và đền thờ của người Chăm ; sau này được trồng tại nhiều nơi thờ tựcủa các tôn giáo khác ở miền Trung và các gia trang có sân vườn rộng. Mỗi dịp lễlạc người Chăm thường hái bông sứ dâng lên bàn thờ, mùi hương tỏa ngát khônggian của đền thờ. Campa cũng là tên một địa danh miền bắc Ấn Độ, trên con sôngHasdo, tỉnh Madhya Pradesh, gần thành phố Bhagalpur (Bilaspur). Thời đó, vìmến mộ văn minh và văn hóa Ấn Độ, các vị lãnh đạo Champa thường đặt tên triềuvương, lãnh thổ và thành phố của mình theo tên các địa danh đã có tại Ấn Độ.Chiêm Thành dưới thời Indravarman II rất là hùng mạnh, hai miền Nam-Bắc đãđược thống nhất trong hòa bình. Trong những năm 861, 862 và 865, quân ChiêmThành tổ chức nhiều cuộc tấn công vào phủ An Nam, mang về rất nhiều lươngthực và của cải. Năm 889 vua Angkor là Yasovarman hai lần tiến quân vào ChiêmThành nhưng đều bị đánh bại và chết trong rừng sâu (năm 890), một phần đất trênĐồng Nai thượng và lãnh thổ đông-bắc Angkor (cao nguyên Rattanakiri vàMondolkiri) đặt dưới quyền kiểm soát của Chiêm Thành.Năm 890 Indravarman II mất, cháu là hoàng thân Jaya SinhavarmadevaCampapura Paramesvara kế vị, hiệu Jaya Sinhavarman I. Tân vương được nhiềudanh tướng Ajna Jayendrapati, Ajna Narendranpavitra, Sivacarya, Po Klun PilihRajadvara… tận tình giúp đỡ. Nhà vua tiếp tục cho xây thêm nhiều đền đài tránglệ, tu viện Phật giáo quanh thánh địa Đồng Dương. Tượng nữ thần Bhagavati đượccho đúc lại bằng vàng thờ trong chính điện tháp Yan Po Nagara.Uy quyền của vương triều Indrapura nới rộng lên đến Tây Nguyên. Cao nguyênDarlac-Kontum do một tiểu vương người Thượng, tên Mahindravarman, cai trị.Nhiều đền đài Chăm được xây cất trong thung lũng sông Bla gần Kontum (đềnKon Kor được xây cất năm 914 thờ thần Mahindra Lokesvara).Jaya Sinhavarman I mất năm 898, con là Jaya Saktivarman lên thay (899-901).Những vị vua tiếp theo - Bhadravarman II (901-918) và con là Indravarman III(918-959) - tiếp tục sự nghiệp của cha ông trong lãnh vực tôn giáo : đạo Bà LaMôn trở thành quốc giáo.Qua trung gian những gia đình hoàng tộc gốc Nam Đảo - Rahdar Ahmed AbuKamil, Naqid Amr Ali - trốn chạy chính sách cai trị khắc nghiệt của những tiểuvương Java, được tể tướng Po Klun Pilih Rajadvara nhận vào tị nạn, đạo Hồichính thức được phổ biến trong chốn hoàng gia. Với thời gian, đạo Hồi được đôngđảo quần chúng bình dân tin theo. Nhân cơ hội, những gia đình quí tộc tị nạn nàytruyền ...

Tài liệu được xem nhiều: