Danh mục

Chiến dịch Điện Biên Phủ - Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Số trang: 556      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.71 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách Điện Biên Phủ được xuất bản với sự bổ sung toàn diện trong cả sáu phần của cuốn sách. Với lập luận rõ ràng, lời bình sâu sắc, cách viết ngắn gọn, súc tích, tác giả trình bày những suy nghĩ rút ra từ cuộc kháng chiến lâu dài chống đế quốc Pháp và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ - những suy nghĩ sau chiến dịch Điện Biên Phủ 25 năm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến dịch Điện Biên Phủ - Đại tướng Võ Nguyên Giáp XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật - Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam - Nhà xuất bản Bản đồ - Đại tá Nguyễn Tâm, Trung tướng Hồng Cư, Trungtướng, GS. TS. Phạm Hồng Sơn, Trung tướng Lê Hữu Đức,Thiếu tướng Nguyễn Quang Bích, Thiếu tướng NguyễnTrung Kiên, Đại tá Đỗ Đức Kiên, Đại tá Hoàng MinhPhương, Đại tá Trần Trọng Trung, Đại tá Đào Văn Trường,Đại tá Lê Kim, Đại tá Trịnh Tráng, Đại tá Nguyễn Huyên,Đại tá Trịnh Nguyên Huân, Đại úy Nguyễn Công Dinh, Đạitá Lê Mã Lương, Thượng tá Lâm Hà, TS. Lưu Trần Luân,Võ Hồng Nam, Võ Hạnh Phúc đã nhiệt tình cộng tác thuthập tư liệu, bổ sung phần biên niên các sự kiện, chỉnh lýbản đồ và giúp đỡ trong việc xuất bản cuốn sách.4 LỜI GIỚI THIỆU Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 màđỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đãgiành thắng lợi vẻ vang, kết thúc oanh liệt cuộc khángchiến lâu dài của quân và dân ta chống quân xâm lược đếquốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Năm 1958, nhân dịp kỷ niệm 4 năm chiến thắng ĐiệnBiên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết bài cho báoNhân Dân dưới nhan đề Điện Biên Phủ và được Nhà xuấtbản Sự thật xuất bản hai lần vào các năm 1958, 1960 vớitên gọi Bài học thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ,trong đó nêu lên một số kinh nghiệm về chỉ đạo chiếntranh của Đảng ta: vấn đề chỉ đạo chiến lược, vấn đề chỉđạo chiến dịch, mấy vấn đề chiến thuật, tinh thần quyếtchiến quyết thắng của quân đội, tinh thần phục vụ tiềntuyến của nhân dân. “Tinh thần đoàn kết chiến đấu củaquân và dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là yếu tốquyết định thắng lợi. Và đó cũng là bài học kinh nghiệm vĩđại nhất”. Tác giả khẳng định: “Chính con đường đấutranh, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đã đưa dân ta đếnchiến thắng Điện Biên Phủ. Con đường đoàn kết đấutranh đó nhất định sẽ đưa dân ta đến những thắng lợi mới 5to lớn hơn, trong sự nghiệp xây dựng miền Bắc tiến lênchủ nghĩa xã hội và đấu tranh để thực hiện thống nhấtnước nhà”. Năm 1964, nhân dịp kỷ niệm 10 năm Chiến thắngĐiện Biên Phủ, trên cơ sở của bài viết Điện Biên Phủ đăngtrên báo Nhân Dân, Đại tướng đã bổ sung và viết cuốnĐiện Biên Phủ đầy đủ hơn, phong phú hơn. Tác giả đãphân tích hình thái cuộc kháng chiến của ta vào mùa hènăm 1953, vạch rõ âm mưu thâm độc của thực dân Pháp,trình bày những chủ trương vô cùng sáng suốt của Đảngta, nhắc lại diễn biến của tình hình chiến sự, nêu rõ ýnghĩa to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ và của cácchiến thắng Đông Xuân nói chung. Tác giả kết thúc cuốnsách với niềm tin: “Chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại sẽmãi mãi cổ vũ nhân dân ta, dân tộc ta và các dân tộc bị ápbức trên thế giới, kiên quyết tiến lên giành những thắnglợi mới ngày càng to lớn. Với các thế hệ mai sau, Điện BiênPhủ sẽ sống mãi”. Năm 1979, nhân dịp kỷ niệm 25 năm Chiến thắngĐiện Biên Phủ, cuốn sách Điện Biên Phủ được xuất bảnvới sự bổ sung toàn diện trong cả sáu phần của cuốn sách.Với lập luận rõ ràng, lời bình sâu sắc, cách viết ngắn gọn,súc tích, tác giả trình bày những suy nghĩ rút ra từ cuộckháng chiến lâu dài chống đế quốc Pháp và cuộc khángchiến chống đế quốc Mỹ - những suy nghĩ sau chiến dịchĐiện Biên Phủ 25 năm. Nhận xét về địch, tác giả viết: Nhìn lại âm mưu củađịch, thấy nổi lên một điểm là chúng luôn luôn chủ quan,6luôn luôn phạm sai lầm... Chúng luôn luôn chủ quan là vìchúng không nắm được quy luật của chiến tranh nhândân, do đó không thể đánh giá đúng ngay bản thân lựclượng của chúng, càng không thể lường hết được sức mạnhto lớn của cả một dân tộc đang đứng lên đấu tranh vì độclập, tự do... Và trong chiến tranh, đã không nắm được quyluật thì tất nhiên không tránh được những quyết định chủquan, dẫn đến sai lầm về chiến lược. Thất bại là tất yếu. Về sự chỉ đạo chiến lược của Đảng, tác giả viết: Cáitinh túy nhất và cũng là nét đặc sắc nhất của sự chỉ đạochiến lược đó là luôn luôn chủ động, luôn luôn tiến công,giành lấy quyền chủ động, giữ vững và phát triển quyềnchủ động. Nắm vững quyền chủ động là biểu hiện cao nhấtcủa tư tưởng chiến lược tiến công. Phải nắm vững quyềnchủ động trong mọi tình huống, chủ động trong phản công,chủ động trong tiến công, chủ động cả trong tình huốngtạm thời tiến hành phòng ngự. Có nắm được quyền chủđộng mới buộc được địch hành động theo ý định của ta,mới có thể tạo nên thời cơ mới để tiến công tiêu diệt địch,mới có thể liên tục tiến công quân địch. Về bí quyết thắng lợi, tác giả viết: Bí quyết thắng lợilớn nhất của dân tộc ta, của nhân dân ta trong sự nghiệpđấu tranh chống ngoại xâm là đường lối đúng đắn, độc lậptự chủ và sáng tạo của Đảng ta, là sự kết hợp hữu cơ giữasự lãnh đạo của Đảng với tinh thần quyết chiến và tríthông minh sáng tạo của quân và dân cả nước, giữa tinhthần cách mạng tiến công triệt để của giai cấp công nhânvới truyề ...

Tài liệu được xem nhiều: