Danh mục

CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2010

Số trang: 33      Loại file: doc      Dung lượng: 1.33 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau trên 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực rõ rệt với sự tăng trưởng GDP khoảng 7% hàng năm. Tuy vậy, nhìn chung nước ta vẫn ở vào hàng những nước kém phát triển trên thế giới. Các văn kiện Đại Hội IX của Đảng ghi rõ nhiệm vụ trong những năm đầu của thế kỷ 21 là cần thiết phải nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2010 BỘ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020 1 HÀ NỘI - THÁNG 01 NĂM 2002 MỞ ĐẦU trang 1 Chương 1 : THực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp việt nam trang 5 Chương 2 : nội dung chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 trang 11 Chương 3 : tổ chức thực hiện nội dung chiến lược trang 23 2 mở đầu 1. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược Sau trên 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực rõ rệt với sự tăng trưởng GDP khoảng 7% hàng năm. Tuy vậy, nhìn chung nước ta vẫn ở vào hàng những nước kém phát triển trên thế giới. Các văn kiện Đại Hội IX của Đảng ghi rõ nhiệm vụ trong những năm đầu của thế kỷ 21 là cần thiết phải nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do đó cần thiết phải xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực ngành xây dựng vì yêu cầu nhân lực cho thời kỳ mới rất cấp bách mà việc đào tạo như hệ thống hiện nay không thể đáp ứng những yêu cầu đó. Chiến lược phát triển nguồn lực này cần được nghiên cứu một cách có hệ thống dựa theo một cách nhìn tổng thể, căn cứ trên thực trạng của đất nước đồng thời với phân tích tình hình và triển vọng của sự phát triển tương lai trong nước cũng như thế giới. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng phải đồng bộ, hiện thực, tiên tiến, ngang bằng với khu vực và thế giới . Việc tăng cường đầu tư vào phát triển con người phải thông qua phát triển mạnh giáo dục và đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học và công nghệ. Mặt khác, đảm bảo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải là sự đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, phải đặt sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong môi trường sư phạm lành mạnh, nhanh chóng tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế. 3 2. Căn cứ xây dựng chiến lược 2.1 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải dựa vào các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển của Đảng, Nhà nước và của Ngành. Văn kiện Đại hội IX của Đảng ghi rõ: 'Định hình qui mô giáo dục và đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, nhất là cơ cấu cấp học, ngành nghề và cơ cấu theo lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Nâng cao đội ngũ giáo viên các cấp.' 'Trong công nghiệp và xây dựng, tập trung nghiên cứu và ứng dụng nhanh các công nghệ hiện đại, hàm lượng trí tuệ cao để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, coi trọng nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin viễn thông, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới.' Nhu cầu của nhân lực ngành xây dựng những năm tới là to lớn vì nhiệm vụ phát triển công nghiệp và xây dựng như Đại hội IX Đảng đã nêu ra: 'Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động cho sản xuất công nghiệp, xây dựng từ 16% năm 2000 lên 20-21% năm 2005, lao động trong các ngành dịch vụ từ 21% lên 22-23%.' 2.2 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn lực không thể tách rời tình hình thực tế của hiện trạng: Hiện nay (thống kê tháng 10 năm 2001) đang có trên 1,2 triệu người tham gia sản xuất trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, trong đó có 1.150215 công nhân, 15.137 cán bộ kỹ thuật trình độ trung học, 34.648 người ở trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Hệ thống đào tạo hiện nay của nước ta có 223 trường cao đẳng và đại học, 274 trường trung học chuyên nghiệp, 227 trường dạy nghề chính quy, trên 1000 cơ sở dạy nghề bán công, khoảng 500 trung tâm dạy nghề tại các quận huyện và 190 trung tâm hướng nghiệp. Chúng ta đã có nhiều thành tích trong đào tạo cán bộ và công nhân xây dựng. Hệ thống các trường trong Bộ Xây dựng có 33 trường gồm 1 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 6 trường trung học xây dựng và 24 trường dạy nghề. Nhìn chung số lao động đã đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng của những năm vừa qua. Nhưng thực tế cho thấy, lao động đã qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp. Theo yêu cầu của việc phát triển công nhân kĩ thuật xây dựng trong những năm tới, phải tăng số lao động thuộc ngành từ 1,2 triệu người hiện nay lên thành 1,5 triệu người vào năm 2005. Tình hình chất lượng công trình xây dựng là sản phẩm của lao động trong ngành làm ra, những năm gần đây, được xem là khá nhưng nhận định một cách khách quan thì chưa thật đáp ứng yêu cầu mà nguyên nhân chủ yếu do trình độ tay nghề của CB,CN của ngành còn hạn chế. 4 Việc thực thi hiệp nghị AFTA đòi hỏi phải nâng trình độ nhân lực lên ngang tầm khu vực để nước ta không bị tụt hậu cũng như làm cho lao động nước ta có thể xâm nhập khu vực thuận lợi. 2.3 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn lực phải dựa theo xu hướng phát triển kinh tế thế giới và yêu cầu mới vể nguồn nhân lực 2.3.1 Sự xuất hiện nền kinh tế tri thức - bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và những cơ hội đối với đất nước ta. Công nghệ cao và sự dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế thế giới làm cho sự tăng trưởng kinh tế toàn thế giới đạt tới mức chưa từng có. Trong kinh tế tri thức, yếu tố quan trong nhất không còn là tài nguyên thiên nhiên hoặc tiền vốn, mà là con người có tri thức. Tri thức trở thành yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất, là ngưồn lực hàng đầu tạo lên sự tăng trưởng, trong đó sản xuất công nghệ trở thành lực lượng quan trọng nhất và đem lại giá trị gia tăng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: