Danh mục

Chiến lược kinh doanh trong sự đổ vỡ có cấu trúc

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 388.75 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong suốt những thời điểm khó khăn, một sự đổ vỡ có cấu trúc trong nền kinh tế chính là một cơ hội được cải trang. Để tồn tại – và cuối cùng là để trở nên thịnh vượng – các công ty phải học cách khai thác cơ hội đó. Để sàng lọc suy nghĩ thì chẳng có gì hay hơn sự khủng hoảng. Vì vậy, bạn phải luôn có chiến lược trong những thời điểm khác nhau và biến động bất thường. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là hầu hết những điều mà mọi người vẫn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược kinh doanh trong "sự đổ vỡ có cấu trúc"Chiến lược trong “sự đổ vỡ có cấu trúc”Trong suốt những thời điểm khó khăn, một sự đổ vỡ có cấu trúc trong nền kinh tế chínhlà một cơ hội được cải trang. Để tồn tại – và cuối cùng là để trở nên thịnh vượng – cáccông ty phải học cách khai thác cơ hội đó. Để sàng lọc suy nghĩ thì chẳng có gì hay hơnsự khủng hoảng. Vì vậy, bạn phải luôn có chiến lược trong những thời điểm khác nhau vàbiến động bất thường. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là hầu hết những điều mà mọingười vẫn gọi là chiến lược – những tuyên bố sứ mệnh, các mục đích táo bạo hay nhữngkế hoạch ngân sách ba đến năm năm. Điều muốn nói ở đây là một chiến lược thực sự.Đối với nhiều nhà quản lý, cụm từ này vừatrở thành những từ cửa miệng. Trong khi đó,biệt ngữ kinh doanh này từng chuyển tiếp thịthành chiến lược tiếp thị, xử lý dữ liệu thànhchiến lược công nghệ thông tin, mua báncông ty thành chiến lược tăng trưởng và vớicắt giảm giá thành thì chúng ta có chiến lượcgiá thấp. Việc đánh đồng chiến lược với sựthành công, sự táo báo hay tham vọng sẽ luôntạo nên sự hỗn loạn hơn nữa. Nhiều ngườivẫn đang gán cho bất cứ điều gì liên quan tớichữ ký của CEO thành mang tính chiến lược– một sự định nghĩa dựa trên mức lương củangười ra quyết định chứ không phải chínhquyết định đó.Và nhờ chiến lược – điều có nghĩa rằng sựđáp trả dính liền với thách thức – người tahiểu ra rằng: một chiến lược thực sự khôngphải là một tài liệu hay dự đoán mà đúng hơnlà một biện pháp tổng thể dựa trên sự chẩnđoán về một thách thức. Vì vậy, thành tốquan trọng nhất của chiến lược chính là quanđiểm chặt chẽ về những lực lượng thực hiệnchứ không phải kế hoạch.Điều gì đang diễn ra?Những sự kiện của năm qua từng gây sửngsốt nhưng không có gì lạ thường. Theo diễnbiến chung từ trước tới nay, các vụ bongbóng đất đai, tín dụng dễ dàng và mức lãisuất cao thường tạo nên một tổ hợp nguyhiểm. Khoản nợ bất động sản đã làm bùnglên thời kỳ suy thoái đầu tiên của nước Mỹvào năm 1819. Một quả bom thế chấp đất đaiđã được giấu trực tiếp sau cuộc khủng hoảngtừ 1873 đến 1877: những hình thái đổi mớicủa việc cho vay mượn thế chấp ở châu Âuvà Mỹ đã tạo nên một quả bom không thểchống đỡ nổi về giá nhà đất, và tình trạngđình trệ toàn cầu suốt bốn năm đó đã kéotheo sự sụp đổ thị trường nhà đất cũng nhưviệc thắt chặt tín dụng bên cạnh nó. Đợt thắtchặt tín dụng khác, điều từng được châm ngòibởi thất bại của những tín phiếu đường sắtđược mua bán công khai, dẫn tới Tình trạngsuy thoái Dài của những năm từ 1893 đến1897. Thời kỳ “thập kỷ mất mát” từ năm1995 đến năm 2004 của Nhật Bản xảy ra dogiai đoạn lãi suất cao và giá trị đất đai bị thổiphồng một cách điên rồ trước đó đã đưa tớimột kết cục phá sản tài chính.Lực đòn bẩy chính là cốt lõi của những câuchuyện như vậy. Ác-si-mét từng nói: “Hãycho tôi một chiếc đòn bẩy đủ dài và một điểmtựa vững chắc, tôi sẽ bẩy cả trái đất lên.” Tuynhiên, nhà bác học đã không bổ sung rằngcần phải có một cái đòn bẩy dài bằng nhiềunăm ánh sáng để dịch chuyển được Trái đấtdù chỉ bằng chiều rộng của một phân tử, vànếu Trái đất có dịch chuyển thì phản lực từchiếc đòn bẩy cũng sẽ hất ông lên nhanh nhấtvà văng ra xa. Tình trạng khủng hoảng hiệnnay cũng chính là phản lực từ lực đòn bẩy tạihai nơi: các hộ gia đình và những dịch vụ tàichính. Và nếu không có lực đòn bẩy, tìnhtrạng suy sụp kinh tế sẽ là điều thất vọng,trong khi những khoản thế chấp sẽ không cònbị tịch thu thế nợ cũng như các công ty khôngcòn phá sản nữa. Chính lực đòn bẩy xoa dịunỗi đau trong những làn sóng từng đượckhuyếch trương lúc trước.Hầu như ai cũng biết đến cách mà nhữngđộng lực này đã thực hiện. Khoản nợ hộ giađình Mỹ đã bắt đầu gia tăng ngay đầu nhữngnăm 1980 và sức tăng trưởng của nó đã pháttriển nhanh hơn vào năm 2001. Lực đòn bẩygiữa năm nhà môi giới chứng khoán lớn nhấtPhố Wall – những lái buôn (Goldman Sachs,Merrill Lynch, Lehman Brothers, BearStearns và Morgan Stanley) đột nhiên tăngmạnh sau năm 2004 khi Ủy ban Giao dịch vàChứng khoán Mỹ miễn thuế cho những hãngnày từ giới hạn tỉ lệ nợ trên vốn (tỉ suất đònbẩy – leverage ratio) 12 trong một thời giandài xuống còn 1 và cho phép tự điều chỉnh.Từ năm 1990 tới năm 2007, toàn bộ khu vựcdịch vụ tài chính đã mở rộng 2,5 lần nhanhhơn toàn bộ GDP và từ năm 1947 đến năm1996, lợi nhuận của khu vực này đã tăngtrung bình 0,75% GDP tới 2,5% vào năm2007. Sau đó, việc sụt giảm giá nhà đã dẫntới một sự gia tăng chưa từng có về tốc độtịch thu thế nợ và sự rớt giá trị của nhữngchứng khoán dựa trên thế chấp. Tình trạngxuống dốc này nhanh chóng phá hủy cáchãng tài chính có lực đòn bẩy cao – nhữnghãng mà thất bại của chúng gieo rắc sự thualỗ và tình trạng không chắc chắn trong suốthệ thống tài chính. Người tiêu dùng Mỹ vẫntiếp tục đầu tư ở mức cao trong cả nửa đầunăm 2008 nhưng tới quý ba đã giảm bớt 3,1%lãi suất hàng năm. Tình trạng suy thoái kinhtế - một sự tiềm ẩn sâu xa – thực sự đã xuất ...

Tài liệu được xem nhiều: